-
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An
Tồn kho than của TKV tính đến 30/6/2018 chỉ còn 6,55 triệu tấn, giảm 2,47 triệu tấn so với đầu năm. |
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2018, thời tiết thuận lợi cho công tác khai thác của ngành than, do đó, các chỉ tiêu sản xuất của ngành đều có bước tăng trưởng so với cùng kỳ.
6 tháng đầu năm 2018, sản lượng than sạch đạt 22,42 triệu tấn, tăng 11,1% so với cùng kỳ, trong đó, Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt 19,37 triệu tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ.
Tình hình tiêu thụ của ngành cũng gặp nhiều thuận lợi, lượng tồn kho giảm nhiều so với đầu năm. Cụ thể, tính đến 30/6 tồn kho của Tập đoàn TKV là 6,55 triệu tấn giảm 2,47 triệu tấn so với đầu năm.
Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm 2018 là thời điểm bước vào mùa mưa lũ, do đó, hoạt động khai thác của ngành sẽ gặp khó khăn hơn.
Điều kiện khai thác của các mỏ ngày càng khó khăn do các mỏ ngày càng khai thác xuống sâu và đi xa hơn, làm tăng cung độ vận chuyển, hệ số bóc đất đá đối với các mỏ lộ thiên; gia tăng áp lực mỏ lớn, khí, nước,… đối với các mỏ hầm lò nên đã làm tăng chi phí sản xuất than trong nước.
Các loại thuế, phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh than liên tục tăng trong những năm gần đây dẫn đến giá thành sản xuất một tấn than tăng đã làm giảm sức cạnh tranh của than sản xuất trong nước so với than nhập khẩu.
Mặc dù tồn kho than cao nhưng Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu một lượng than lớn phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện.
Trước năm 2014, thống kê hải quan không xếp than vào danh mục 50 mặt hàng nhập khẩu lớn, nhưng sang năm 2014, đã có 3,096 triệu tấn than được nhập khẩu, với trị giá 364,1 triệu USD.
Than nhập khẩu tiếp tục tăng nhanh và đã đạt 14,498 triệu tấn với trị giá 1,52 tỷ USD trong năm 2017. Còn tính từ đầu năm 2018 đến hết tháng 5, lượng than nhập khẩu về Việt Nam tăng rất mạnh 52% so với cùng kỳ, đạt 8,46 triệu tấn và kim ngạch cũng tăng 70,8%, đạt 985,7 triệu USD. Giá than nhập khẩu tăng 12,3%, đạt 116,5 USD/tấn.
Đáng nói là, xu hướng nhập khẩu than cũng được xem là tất yếu khi số lượng nhà máy nhiệt điện than tiếp tục gia tăng. Hiện cả nước có 19 nhà máy nhiệt điện than và sẽ tiếp tục tăng lên với dự báo tổng số lượng than cần nhập khẩu vào năm 2030 là khoảng 85 triệu tấn.
-
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Loạt thương hiệu quán ăn, nhà hàng nhỏ Việt Nam được quảng bá trên tòa nhà Nasdaq -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024
-
Khánh thành nhà máy xử lý nước thải tại dự án Cát Bà Amatina -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
“Ông chủ Việt” hào phóng với M&A -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
EVN nằm trong Top 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An -
Văn Phú - Invest 2 năm liên tiếp lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử