Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Tổ Điều hành trong nước đề nghị giảm một số loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu
Thế Hoàng - 29/06/2022 17:21
 
Tổ Điều hành trong nước đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, đề xuất giảm một số loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng để giảm giá mặt hàng xăng dầu trong nước.
Thị trường hàng hóa trong nước 6 tháng 2022 biến động theo đà tăng của hàng hóa, nguyên nhiên liệu trên thế giới.
Thị trường hàng hóa trong nước 6 tháng 2022 biến động theo đà tăng của hàng hóa, nguyên nhiên liệu trên thế giới.

Thị trường hàng hóa trong nước thời gian qua chịu tác động mạnh mẽ của những biến động về địa chính trị, nguồn cung cũng như giá cả hàng hóa trên thế giới, đặc biệt là giá xăng dầu leo thang. Báo cáo tại cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 6, sáng 29/6 cho hay.

Thị trường hàng hóa thế giới trong tháng 6 tiếp tục có nhiều biến động, giá hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới trong tháng 6 có xu hướng tăng - giảm đan xen.

Giá dầu thô trên thị trường thế giới trong tháng 6 tăng nhẹ so với tháng trước. Ngày 22/6, giá dầu Brent ở mức 117,45 USD/thùng, dầu thô Mỹ (WTI) ở mức 106,19 USD/thùng. Bình quân tháng 6/2022, giá dầu Brent tăng khoảng 5,5%, giá dầu WTI tăng khoảng 6,18% so với bình quân tháng 5/2022 và vẫn đang diễn biến phức tạp.

Ở trong nước, lưu thông hàng hóa trên thị trường vẫn diễn ra sôi động và gần như không còn bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Nguồn cung các mặt hàng, nhất là các hàng hóa thiết yếu luôn được bảo đảm, dù giá hàng hóa chịu ảnh hưởng của mặt bằng giá trên thị trường thế giới và chi phí đầu vào tăng. 

CPI bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 6 đạt 472.000 tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước. Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 đạt 2.717 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Cùng với mức tăng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, CPI bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.

Tổng cục Thống kê nhận định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2022 có quy mô cũng như tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ trong vòng 5 năm lại đây và tăng 14,4% so với 6 tháng đầu năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Phân tích nguyên nhân của đà tăng này, Tổng cục Thống kê cho rằng, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2022 tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do doanh thu cùng kỳ năm trước đạt thấp vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giá bán hàng hóa tiếp tục tăng khi giá nhiên liệu tăng cao.

Trong 6 tháng đầu năm, giá xăng dầu được điều chỉnh 16 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 11.960 đồng/lít; xăng E5 tăng 11.540 đồng/lít và dầu diezen tăng 13.900 đồng/lít. Bình quân 6 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,87%.

Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas 6 tháng đầu năm tăng 25,92% so với cùng kỳ năm trước. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 6 tháng tăng 7,95% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,16%. 

Trong 6 tháng đầu năm, giá xăng dầu được điều chỉnh 16 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 11.960 đồng/lít; xăng E5 tăng 11.540 đồng/lít và dầu diezen tăng 13.900 đồng/lít. Bình quân 6 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,87%.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ vẫn tăng 7,9%. Đây là mức tăng khá cao trong nhiều năm trở lại đây.

Theo Bộ Công thương, nửa cuối năm 2022, giá hàng hóa trên thị trường thế giới có thể còn tăng, thậm chí một số nhóm hàng duy trì mặt bằng giá cao nên sẽ khó tránh khỏi tác động đến mặt bằng giá hàng hóa trong nước. 

Dù nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu luôn được các bộ, ngành, địa phương quan tâm và có chính sách điều hành kịp thời để bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu, tuy nhiên, giá hàng hóa sẽ chịu ảnh hưởng từ giá hàng hóa trên thị trường thế giới nên sẽ vẫn ở mức cao.

Đảm bảo cung cầu các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là xăng dầu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để ổn định thị trường trong những tháng tới.

Đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam chia sẻ, giá xăng dầu thời gian vẫn phụ thuộc diễn biến căng thẳng chính trị giữa Nga - Ukraine và chính sách cấm vận của châu Âu với Nga. Giá xăng dầu có thể dao động từ 100 -120 USD/thùng, nếu căng thẳng chính trị giữa Nga và Ucraine leo thang, nhưng khó lên 150 USD như một số dự báo, vì các nước sẽ có biện pháp ngăn chặn đà tăng của giá xăng dầu.

Về nguồn cung xăng dầu cho những tháng tới, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, hiện nay, Tập đoàn đã chủ động nhập khẩu xăng dầu từ các nước. Tuy nhiên, bất lợi hiện nay là giá đang rất cao.

Ông Hoàng Anh Tuấn chia sẻ, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho tiêu dùng trong nước, từ đầu năm đến nay, Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn đã chạy hơn 100% công suất. PVN cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp và các đơn vị tăng cường nguồn cung, đảm bảo từ nay đến quý 3, quý 4, trên cơ sở cam kết của doanh nghiệp, Bộ Công thương sẽ chuẩn bị sẵn các kịch bản để bằng mọi cách đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Tổ Điều hành trong nước đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, đề xuất giảm một số loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng để giảm giá mặt hàng xăng dầu trong nước.

Giá cả hàng hoá trên toàn cầu "tăng phi mã" do đại dịch Covid-19
Các chỉ số lạm phát tăng cao ở nhiều nước, trong đó có cả những nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu, khiến các nhà...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư