
-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
Theo Quyết định 69/2013/QĐ-TTg quy định cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân có hiệu lực từ ngày 10/1/2014, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định và chỉ được điều chỉnh tăng ở mức từ 7% đến dưới 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân giữa hai lần liên tiếp tối thiểu là 6 tháng.
![]() | ||
Khung giá bán lẻ điện bình quân cho giai đoạn 2013-2015 được quy định trong mức từ 1.437 đồng/kWh đến tối đa là 1.835 đồng/kWh. |
Khung giá bán lẻ điện bình quân cho giai đoạn 2013-2015 được quy định trong mức từ 1.437 đồng/kWh đến tối đa là 1.835 đồng/kWh. Hiện mức giá bán lẻ điện bình quân đang được áp dụng là 1.508,85 đ/kWh kể từ lần được điều chỉnh tăng vào tháng 8/2013.
Như vậy, nếu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn chưa bù đắp được chi phí khi bán điện thì lần tăng giá điện tiếp theo sẽ rơi vào khoảng tháng 4/2014 với mức tăng tối đa là 7% so với mức giá 1.508,85 đồng/kWh hiện nay.
Quyết định 69/2013/QĐ-TTg cho phép, khi các thông số đầu vào cơ bản tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân cơ sở làm giá bán điện bình quân cơ sở cập nhật tại thời điểm tính toán thấp hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá (sau khi đã trích Quỹ bình ổn giá điện), EVN có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.
Trường hợp các thông số đầu vào cơ bản tại thời điểm tính toán biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân cơ sở làm giá bán điện bình quân cơ sở cập nhật tại thời điểm tính toán cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành (sau khi đã sử dụng Quỹ Bình ổn giá điện) với mức từ 7% đến dưới 10% và trong khung giá quy định, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời để EVN triển khai thực hiện. Sau khi thực hiện điều chỉnh, EVN có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.
Nếu giá bán điện bình quân tại thời điểm tính toán cao hơn từ 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc vượt ngoài phạm vi khung giá quy định (trên mức 1.835 đồng/kWh của giá bán điện tối đa hiện hành), EVN lập hồ sơ phương án giá, báo cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định và gửi ý kiến thẩm định bằng văn bản đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến.
Như vậy so với Quyết định 24/2011/QĐ-TTg, Quyết định 69/2013/QĐ-TTg đã nới rộng mức tăng giá cho phép thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Công thương từ 5% lên 10%. Tuy nhiên, thời gian được phép điều chỉnh giá điện cũng lâu hơn, 6 tháng thay vì 3 tháng ở Quyết định 24/2011/QĐ-TTg.
Hằng năm, sau khi có báo cáo quyết toán chi phí và giá thành sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, tính toán giá thành sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối-bán lẻ điện, điều hành-quản lý và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, giá bán điện bình quân của năm tài chính.
Hiện tại giá thành sản xuất kinh doanh điện của năm 2012 đang được Bộ Công thương tính toán với mục tiêu công bố trong năm 2013.
Với Quyết định 69/2013/QĐ-TTg, Quỹ Bình ổn giá điện cũng sẽ chính thức đi vào hoạt động và Nhà nước sẽ sử dụng Quỹ này cùng các biện pháp khác để bình ổn giá bán điện nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến ổn định kinh tế và an sinh xã hội.
-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân -
Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội để phục hồi bền vững -
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật -
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách -
Tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới