Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Tôn giả: Mối nguy của chất lượng công trình xây dựng
Ninh Nhi - 25/11/2014 08:07
 
Mỗi công trình, dù là dân dụng hay công nghiệp thì ngay trong giai đoạn thiết kế  đều có tiêu chuẩn về các yêu cầu kĩ thuật, cũng như chất lượng riêng để đáp ứng yêu cầu xây dựng của chủ đầu tư.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Kiểm tra phân bón bằng miệng thì kiểm tra thuốc sâu bằng gì?
Sản xuất buôn bán thuốc giả, 2 giám đốc bị bắt khẩn cấp
Thu giữ 500 hộp thuốc giả tại Trung tâm Dược Hapulico
  Tôn Phương Nam  
  Sản phẩm Tôn Phương Nam với chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001, có logo in chìm trên mỗi tấm tôn.  

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu nhà cung cấp vật liệu tôn cố tình cung cấp tôn không đúng chất lượng so với yêu cầu của công trình, ví dụ như: tôn cung cấp không đủ độ dày của thép nền và độ dày của lớp mạ, chất lượng của lớp mạ không tốt, không đủ đảm bảo để bảo vệ thép nền, thì tất cả các trường hợp đó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công trình sau khi đưa vào sử dụng.

Rút ruột công trình

Anh Nguyễn Mạnh, ông chủ một xưởng giặt là tại xã Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: anh duyệt chi xây dựng xưởng với gần 2.000 m tôn Tôn Phương Nam – SSSC Việt Nhật SSSC theo yêu cầu của bên thiết kế. Do tin tưởng giao việc cho nhân viên theo dõi công việc nên anh không kiểm soát sát sao từng chủng loại vật liệu. Tuy nhiên, khi tiến hành lợp lên thì đơn vị thi công báo cáo lại là đã mua phải tôn giả. Tính ra, với 2.000m tôn, anh Mạnh đã thiệt hại lên đến cả 30 triệu đồng (tính theo đơn giá Tôn Phương Nam) trong khi cả về quy cách, chất lượng sản phẩm đều kém chất lượng hơn. “Vừa mất tiền bạc vừa phải đuôi co với bên bán hàng lại thêm rước cái bực vào người” - anh Mạnh nói.

Ông Dương Văn Cận, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) cho biết, vấn nạn tôn giả, tôn nhái tìm cách tuồn vào công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại cả về kinh tế, chất lượng công trình lẫn uy tín đối với chủ đầu tư cũng như thương hiệu của chính nhà thầu. Dù vô tình hay cố ý để cho tôn giả sử dụng trong công trình thì nhà thầu cũng có trách nhiệm nhất định, vì đó chính là một trong những nguyên nhân được liệt vào hành vi “rút ruột công trình.

“Khi sử dụng tôn giả, tôn nhái thì rất chóng bị phai màu, giảm độ bền, nhanh gỉ sét, làm công trình nhanh xuống cấp, thay vì có thể sử dụng được 10 năm thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ bị gỉ sét sau khoảng 3 năm sử dụng.Trong trường hợp công trình như nhà, xưởng, kho bãi…, việc tôn bị gỉ sét làm dột nước mưa có thể làm hư hỏng các vật dụng, trang thiết bị, hàng hóa lưu trữ, gây tổn thất về kinh tế cho người tiêu dùng và doanh nghiệp”, ông Cận phân tích.

Theo tính toán của lãnh đạo một nhà thầu xây dựng, giá trị phần mái chỉ chiếm 10% trong tổng số giá trị xây dựng của một công trình xây dựng. Trong đó trừ đi phần sắt hộp thì tỷ lệ mái tôn chỉ đạt 5%. Ví dụ một dự án nhà xưởng công nghiệp có hợp đồng xây dựng 100 tỷ thì kinh phí dành cho phần mái tôn là 5 tỷ. Thông thường, khi quyết toán với chủ đầu tư, nhà thầu sẽ đề nghị thanh toán hết 100% khối lượng công việc.

Nếu chỉ vì chất lượng mái tôn có vấn đề về độ dày, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập nhèm tiêu chuẩn kỹ thuật… thì số tiền 100 tỷ sẽ bị gác lại chờ thẩm định. Như vậy, nếu có tiết kiệm được vài trăm triệu từ 5 tỷ tiền mái tôn mà bị ách lại cả khoản 100 tỷ thì nhà thầu lãnh quả đắng vì “tham bát bỏ mâm”. Vì vậy, nhà thầu xây dựng uy tín không dại dột gì mà bỏ qua khâu kiểm tra, sử dụng sản phẩm tôn chính hãng, có thương hiệu được bảo hộ. Đó chính là cách nhà thầu giữ uy tín của mình với chính công trình của mình, với chủ đầu tư và đối tác lâu dài, bền vững.  

Minh oan cho đại lý phân phối

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cho rằng,hiện ngành xây dựng ở Việt Nam đang trong bối cảnh phát triển mạnh, bên cạnh đó tấm lợp amiang độc hại, xu hướng người dùng chuyển sang vật liệu khác nên nhu cầu về tấm lợp tôn tăng manh, vì thế kinh doanh tôn đang trở thành mảnh đất màu mỡ. Thông thường tấm tôn rất mỏng, không ai tự nhiên đi đo trừ các cán bộ kỹ thuật nên hầu hết người tiêu dùng đều không thể phát hiện ra. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để phân biệt tôn thật – tôn giả.

Theo bà Mai Thị  Dần - Giám đốc Công ty Ngọc Dần, một đại lý phân phối tôn lâu năm và là đại lý lớn phân phối tôn lớn tại Hà Nội, doanh nghiệp này nhập  và phân phối 50% sản phẩm là Tôn Phương Nam chính hãng và một số thương hiệu uy tín khác như Tôn T.V.P, Tôn Bluscope… Tất cả tôn tại xưởng đều có hóa đơn chứng từ xuất nhập và xuất xứ từ nhà sản xuất trong nước.

“Đề nghị cơ quan chức năng công khai thông tin các cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôn giả, tôn nhái để khách hàng tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, đồng thời giúp cho nhà sản xuất và kinh doanh không bị ảnh hưởng uy tín, thương hiệu”, bà Dần nói.

Khuyến cáo từ doanh nghiệp sản xuất tôn thật

Đại diện lãnh đạo Công ty Tôn Phương Nam cho biết: Hiện trên thị trường xuất hiện một số hiện tượng có dấu hiệu sản xuất và kinh doanh hàng nhái, hàng giả sản phẩm của chúng tôi. Cụ thể dưới các hình thức: xuất hiện tôn mạ mầu nhái theo nhãn hiệu Tôn Phương Nam - SSSC Tôn Việt Nhật với các tên gọi như: SC Việt Nhật, SCC Việt Nhật, Tôn Việt Nhật, Tôn Nhật Việt, Tôn Nhật, Tôn Japan;

Một số xưởng cán sóng tôn nhập sản phẩm tôn mạ mầu không rõ nguồn gốc kém chất lượng chủ yếu từ Trung Quốc sử dụng máy in phun được gắn trên trên máy cán tôn in giả nhãn hiệu Tôn Phương Nam - SSSC Tôn Việt Nhật; Một số đơn vị in giả thông tin và mạo nhận là nhà phân phối sản xuất tôn mạ kẽm, tôn mạ màu của chúng tôi và chào giá thấp hơn giá Công ty Tôn Phương Nam bán cho các đại lý phân phối từ 10-20% (đánh vào tâm lý ham lợi, ham rẻ của người mua).

“Chúng tôi khuyến cáo hệ thống đại lý, nhà phân phối cảnh báo cho khách hàng của mình về hiện tượng lừa đảo trên để tránh xảy ra mất mát không đáng có. Chúng tôi cũng đề nghị khách hàng nên mua hàng trực tiếp từ các nhà phân phối chính thức tại khu vực để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.Tại Hà Nội chúng tôi có một số đại lý phân phối lớn như Doanh nghiệp tư nhân Tuyết Hạnh, Công ty Thép Thành Đạt, Công ty NGọc Dần, Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Ngọ. Đồng thời khi phát hiện các hiện tượng trênn chúng tôi mong nhận được thông tin phản hồi lại cho chúng tôi hoặc cơ quan chức năng để xử lý”, lãnh đạo Tôn Phương Nam nói. 

Thông số đế phân biệt tôn thật - tôn giả

Tôn giả ngang nhiên hoành hành trên thị trường là thực tế khó phủ nhận. Tuy nhiên đã đến lúc người tiêu dùng cần nhận thức đúng về quyết định của mình dựa trên tính toán và so sánh thiệt hại nếu sử dụng tôn giả, tôn nhái. Với sự hỗ trợ và lên tiếng mạnh mẽ từ các đơn vị sản xuất tôn có thương hiệu được bảo hộ, có các “thông số vàng” và nhiều cách đơn giản giúp thượng đến của mình dễ dàng phân biệt tôn thật - tôn giả một cách hiệu quả.

Theo đại diện lãnh đạo Công ty Tôn Phương Nam, để  mua đúng sản phẩm Tôn Phương Nam - SSSC Tôn Việt Nhật có 3 cách:

Cách 1: Quan sát thông tin in trên mặt lưng sản phẩm với hai dòng thông số in liên tục với khoảng cách mép từ 5cm – 7cm, khoảng cách các giải thông tin liên tục cách nhau 2m trải dài suốt dải tôn toàn cuộn, cụ thể:

Phần in chìm màu đỏ dưới màng sơn chống giả không thể tẩy xóa:

SSSC TON VIET – NHAT  0,40MM

                                      (2)

(1): Thương hiệu Tôn Phương Nam – SSSC Tôn Việt Nhật

(2): Độ dày thực tế của sản phẩm tính bằng milimet.

Phần thông tin in nổi màu đen:

SSSC  TON VIET – NHAT  JIS G3312  M0123456   899  0.40MM(3.53KG/M +_0.06)

                (2)                          (3)                (4)           (5)    (6)                   (7)

1- Tôn Phương Nam

2- Tôn Việt – Nhật

 

3- Tiêu chuẩn Nhật Bản

4-Mã cuộn

5 - Chiều dài của tôn

6- Độ dày thực tế của sản phẩm

7- Khối lượng thực tế của sản phẩm

Cách 2: Sử dụng thiết bị đo panmer để đo độ dày.

Cách 3: Sử dụng phương pháp cân tấm tôn kiểm tra độ dày.

  Tôn Phương Nam  
  Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm tôn chính hãng.  

 Để mua đúng chất lượng cũng có 2 cách như sau:

Cách 1: Dựa vào các tiêu chuẩn ký thuật của sản phẩm bao gồm: Sản phẩm tôn mạ phải đạt các tiêu chuẩn công nghiệp; Thời gian phun muối phải trên 500h; T-bend phải đạt <2T; Tiêu chuẩn chả búa MEK phải đạt: mặt chính 100 búa, mặt lung 70 búa; Tiêu chuẩn ERICHSEN phải đạt 95%.

Cách 2: Nhận biết bằng cảm quan: Bề mặt tôn phải mịn, đều; Mép tôn thẳng, không có gợn sóng cạnh; Mặt sơn không bong tróc, rộp, xước; Không gây ra tiếng động lớn do kim loại biến dạng mạnh trong quá trình cán tạo sóng; Màu sơn phải đồng nhất.

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư