-
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024 -
Ngành sản xuất chế tạo châu Á đối diện rủi ro thương mại -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn -
Donald Trump và thương chiến Mỹ - Trung 2.0: Thế giới nay đã khác -
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục trượt dài
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. Ảnh: AP |
Theo tuyên bố của giới chức Nhà Trắng được các hãng truyền thông Mỹ dẫn lại lời, Tổng thống Trump đã ký thành luật gói cứu trợ đại dịch COVID-19 trị giá hơn 892 tỷ USD song song với một gói ngân sách thường niên ngay trước thời hạn chót vào đêm 27/12, qua đó tránh nguy cơ chính phủ Mỹ phải đóng cửa.
Ngày 21/12, với 92 phiếu thuận và 6 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ kinh tế trị giá hơn 892 tỷ USD nhằm tạo động lực cho hàng triệu người dân Mỹ và các doanh nghiệp vốn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, đồng thời cung cấp khoản ngân sách 1.400 tỷ USD cho hoạt động của chính phủ liên bang cho đến tháng 9/2021.
Trước đó cùng ngày, gói cứu trợ này đã được Hạ viện Mỹ thông qua với 359 phiếu thuận và 53 phiếu chống. Sự ủng hộ của quốc hội lưỡng viện đối với gói cứu trợ trên mở đường cho việc văn kiện này được trình lên Tổng thống Trump để ký ban hành thành luật. Như vậy, sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đã tạm khép lại mâu thuẫn liên quan đến gói cứu trợ mới COVID-19.
Gói kích thích nền kinh tế trên là một phần trong dự luật ngân sách bao trùm với tổng giá trị 2.300 tỷ USD nhằm tài trợ cho các cơ quan của chính phủ hoạt động cho hết năm tài chính 2021, cũng như hỗ trợ cho nền kinh tế đang phải chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.
Theo dự luật, mỗi người dân Mỹ với thu nhập dưới 75.000 USD/năm hoặc các cặp vợ chồng có thu nhập dưới 150.000 USD/năm sẽ được hỗ trợ 600 USD/người. Ngoài ra, mỗi thành viên phụ thuộc dưới 18 tuổi trong cùng một hộ gia đình cũng được nhận 600 USD. Những người có thu nhập từ 99.000 USD/năm trở lên sẽ không được nhận trợ cấp.
Dự luật cũng gia hạn bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp liên bang với mức trợ cấp 300 USD/người/ tuần; cấp hơn 284 tỷ USD tiền cho vay đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê nhà và nhân công; chi 69 tỷ USD cho quỹ phân phối và xét nghiệm vaccine và chi 82 tỷ USD tài trợ cho các trường cao đẳng và trường học.
Dự luật này không bao gồm hàng trăm tỷ USD hỗ trợ cho các bang và địa phương do đảng Dân chủ đề xuất cũng như các điều khoản thúc đẩy bảo vệ trách nhiệm pháp lý của các doanh nghiệp đối với các vụ kiện liên quan đến dịch bệnh COVID-19 của đảng Cộng hòa. Bên cạnh đó, Thượng viện Mỹ cũng thông qua dự luật ngân sách tài trợ cho chính phủ hoạt động đến hết tài khóa 2021.
-
5 nước ủy viên mới ngồi ghế Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2 năm -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn -
Donald Trump và thương chiến Mỹ - Trung 2.0: Thế giới nay đã khác -
Ông Tập Cận Bình: Tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu khoảng 5% -
Hầu hết các tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới châu Âu hiện đã bị đóng -
Kinh tế Mỹ tiếp tục tạo bất ngờ trong năm 2024 -
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Cùng nhau, chúng ta có thể biến năm 2025 thành một khởi đầu mới
-
1 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
3 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
4 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/1
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững