
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
![]() |
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 27/2/2023. Ảnh: AFP/ TTXVN |
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 1/3 cho biết đề xuất ngân sách ngày 9/3 của ông trước Quốc hội Mỹ sẽ bao gồm một số loại thuế cao hơn, bao gồm cả thuế đối với các tỷ phú, nhưng sẽ không vi phạm cam kết không tăng thuế đối với những người Mỹ có thu nhập dưới 400.000 USD/năm.
Phát biểu tại Virginia, ông Biden cho biết ngày 9/3, ông sẽ liệt kê chi tiết từng hạng mục và không ai có thu nhập dưới 400.000 USD sẽ phải đóng thêm thuế. Tổng thống Biden lưu ý các tỷ phú sẽ được kêu gọi đóng thuế nhiều hơn. Trong chiến dịch tranh cử năm 2020, ông Biden đã cam kết không tăng thuế đối với những người kiếm được dưới 400.000 USD/năm.
Trong bối cảnh các đảng viên Cộng hòa không chấp thuận tăng trần nợ của Mỹ trừ khi Nhà Trắng đồng ý cắt giảm mạnh chi tiêu, ông đã tuyên bố sẽ cắt giảm thâm hụt 2.000 tỷ USD trong 10 năm trong đề xuất ngân sách sắp tới.
Ông Biden đã yêu cầu phe Cộng hòa đưa ra các đề xuất riêng và đàm phán về các kế hoạch đó hơn là bàn thảo về việc liệu quốc gia có nên tăng trần nợ và thanh toán các hóa đơn hiện có hay không, do lo ngại về một vụ vỡ nợ chưa từng có của Mỹ. Động thái trên diễn ra giữa bối cảnh ông Biden dự kiến sẽ công bố tái tranh cử năm 2024.
Mỹ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào tháng Bảy nếu các nghị sĩ không thể giải quyết những bất đồng liên quan đến kế hoạch chi tiêu ngân sách và nâng trần nợ công. Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) của Mỹ ngày 15/2 đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh các nghị sĩ đảng Cộng hòa dọa sẽ "quay lưng" với dự luật nâng mức trần nợ công, nếu các nghị sĩ đảng Dân chủ không đồng ý cắt giảm ngân sách chi tiêu trong tương lai.
CBO khẳng định nếu mức trần nợ công không thay đổi, Chính phủ Mỹ sẽ không còn khả năng vay nợ bằng các biện pháp đặc biệt trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 9/2023. Tháng Một vừa qua, nợ công của Mỹ chính thức chạm trần 31.400 tỷ USD, khiến Bộ Tài chính nước này bắt đầu phải áp dụng "các biện pháp đặc biệt" nhằm đảm bảo chính quyền liên bang có thể duy trì việc chi trả các hoạt động của chính phủ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo "các biện pháp đặc biệt" sẽ chỉ kéo dài đến tháng Sáu tới. Khi đó, Chính phủ Mỹ sẽ vỡ nợ, buộc phải cắt giảm ngân sách chính phủ liên bang và có khả năng khiến đất nước rơi vào suy thoái ngay lập tức.

-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại -
Nhật Bản, Trung Quốc dẫn đầu, thị trường M&A toàn cầu nổi sóng nhờ các thương vụ lớn -
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn -
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada -
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower