
-
Mỹ đưa hơn 50 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế tiếp cận AI, bán dẫn
-
Mercedes chi nửa triệu USD để tinh gọn bộ máy
-
Tổng thống Trump: Sẽ "có sự linh hoạt" trong thuế quan "có đi có lại"
-
Quyết định giữ nguyên lãi suất, Fed vẫn dự kiến 2 đợt cắt giảm trong năm 2025
-
Delhi tiên phong cấm xe máy xăng, dầu từ 2026 -
Fed họp chính sách trong hai ngày 18-19/3, quyết lãi suất cơ bản thế nào?
![]() |
Trên đây là nhận xét của ông Angel Gurria, Tổng Thư ký của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Delphi lần thứ 6 vừa diễn ra tại Athens (Hy Lạp).
Phát biểu tại Diễn đàn, ông nêu rõ tốc độ phục hồi kinh tế của mỗi nước nói riêng và toàn thế giới nói chung vẫn phụ thuộc vào tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Theo một phân tích của OECD được công bố vào mùa Xuân này, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ tăng 5,6% trong năm nay và 4% vào năm 2022. Ông nhấn mạnh nếu việc triển khai tiêm chủng chậm lại tại nhiều nước và virus SARS-CoV-2 cùng các biến thể vẫn hoành hành, GDP toàn cầu có thể giảm khoảng 2% so với dự báo đưa ra cho cuối năm 2022.
Nhiều diễn giả tham dự diễn đàn, diễn ra từ ngày 10 - 15/5, chia sẻ nhận định chung rằng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong sự phục hồi kinh tế.
Bộ trưởng phụ trách hội nhập quốc tế của Bồ Đào Nha, ông Eurico Brilhante Dias, nêu rõ điều quan trọng là phải mở ra những hướng đi mới và những lộ trình mới với các khu vực khác nhau trên thế giới. Theo ông, hệ thống thương mại đa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập một một nền thương mại công bằng hơn, hiệu quả hơn với các quy tắc chung được các nước tuân thủ. Quan chức Bồ Đào Nha nêu rõ chủ nghĩa bảo hộ sẽ là lực cản đối với tăng trưởng và triệt tiêu các cơ hội mới.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu phụ trách lĩnh vực kỹ thuật số, bà Margrethe Vestager, nêu rõ một trong những khía cạnh tích cực có thể gạn lọc từ cuộc khủng hoảng COVID-19 là nó đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, trong đó có Hy Lạp.
Theo bà Margrethe Vestager, chuyển đổi số cũng tạo đà cho tiến trình phục hồi nói chung sau đại dịch. “Các giải pháp kỹ thuật số cho phép chúng ta tiếp tục làm việc và các quốc gia thành viên hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như người dân trong thời kỳ đại dịch", bà Margrethe Vestager cho biết.

-
Anh đầu tư 13 tỷ USD cho dự án đường hầm qua sông Thames -
Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế 25% với các quốc gia mua dầu mỏ của Venezuela -
Các nhà bán lẻ Mỹ "chịu trận" thuế quan, mắc kẹt đàm phán giá với bên cung ứng -
Dầu thô nhích giá do thị trường "ám ảnh" lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran -
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi các nước mở cửa thị trường trước "bất ổn gia tăng" -
Mercedes chi nửa triệu USD để tinh gọn bộ máy -
Trung Quốc và Nhật Bản đạt được 20 thỏa thuận quan trọng sau đối thoại kinh tế cấp cao
-
Nhà phố Nha Trang - kênh đầu tư bền vững trong bối cảnh quỹ đất khan hiếm?
-
LILAMA thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (kỳ 2)
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành bảo hiểm
-
STC Corporation: Hơn 20 năm kiến tạo "Perfect Life"
-
Cất nóc Tổ hợp giáo dục FPT tại TP. Huế
-
Khám phá chất sống Địa Trung Hải tại phân khu Limassol - Gold Coast Vũng Tàu