
-
Tín dụng chính sách xã hội ổn định sau sáp nhập
-
Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng
-
Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025
-
Cách Techcombank sinh lời tự động tối ưu hoá giá trị cho khách hàng
-
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái -
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới - Tầm nhìn kiến tạo giá trị”
![]() |
Hong Kong tiếp tục là thành phố đắt nhất thế giới. Ảnh: Getty Image |
Vừa qua, hãng nghiên cứu Mercer Human Resource Consulting (Anh) đã công bố báo cáo Chi phí sinh hoạt (Cost of Living) 2019 của 209 thành phố trên thế giới. Kết quả khảo sát dựa trên đánh giá về chi phí hơn 200 loại hàng hóa, dịch vụ phổ biến, như nhà ở, giao thông, thức ăn...
Theo đó, Hong Kong lần thứ 2 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng. Nhu cầu cao và nguồn cung thiếu hụt về bất động sản đã đẩy giá nhà tại Hong Kong lên cao chót vót. Thêm nữa, việc đôla Hong Kong neo vào USD cũng khiến chi phí sinh hoạt tại đây tăng lên.
Nhờ thị trường bất động sản tăng giá, các thành phố châu Á chiếm phần lớn trong top 10. Tokyo giữ vị trí thứ 2, theo sau là Singapore (3), Seoul (4), Thượng Hải (6), Ashgabat (7), Bắc Kinh (8) và Thâm Quyến (10). Hầu hết đều tăng bậc so với năm ngoái.
Vị trí số 5 thuộc về thành phố Zurich (Thụy Sĩ). Vị trí thứ 9 thuộc về New York (Mỹ), tăng 4 bậc so với năm ngoái.
Một bữa ăn nhanh Big Mac từ McDonald’s tại Zurich đắt nhất thế giới, với gần 15 USD. Hong Kong là nơi đắt đỏ nhất khi mua xăng hoặc một cốc cà phê. Còn người London phải trả giá cao nhất cho một vé xem phim.
Báo cáo cũng phân tích chi phí sinh hoạt đã thay đổi như thế nào trong những năm gần đây.
Kết quả khảo sát 8 trong số 17 thành phố của Trung Quốc cho thấy, giá của một nhãn hiệu bia quốc tế đã tăng từ năm 2014 đến 2019. Một đêm đi chơi ở Trung Quốc - bao gồm hai vé xem phim, hai bữa tối bít tết và hai tách cà phê - đã tăng từ 136 USD (2009) lên 163 USD (2019).
Trong khi đó, tại Mexico City, chi phí cho một đêm đi chơi đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ. 90 USD là chi phí cho mỗi đêm hẹn hò tại thủ đô Mexico.
Ở những nơi khác, Dubai được mệnh danh là thành phố đắt đỏ thứ 21 trên thế giới, trong khi London được xếp ở vị trí thứ 23. Mumbai là thành phố đắt đỏ nhất Ấn Độ, trong khi Sydney chiếm vị trí hàng đầu của Úc.
Nửa cuối danh sách là các thành phố có chi phí sinh hoạt rẻ nhất thế giới, gồm thủ đô Tunisia - Tunis (209), Tashkent (208) ở Uzbekistan và Karachi (207) của Pakistan.
Việt Nam có 2 thành phố được đánh giá, là Hà Nội và TP HCM. Tính trên toàn cầu, Hà Nội xếp thứ 112 về mức độ đắt đỏ, tăng 25 bậc so với năm ngoái. Chi phí sinh hoạt tại TP HCM tăng 4 bậc, lên vị trí 120.

-
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái -
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới - Tầm nhìn kiến tạo giá trị” -
Cake by VPBank và hành trình xây dựng ngân hàng số theo định hướng tài chính toàn diện -
Vàng thế giới hồi phục, giá SJC niêm yết 120,8 triệu đồng/lượng -
Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam -
ABBANK, ADB và PWC cùng khởi động chương trình "nâng cao năng lực về ngân hàng xanh" -
"Gà đẻ trứng vàng" một thời vẫn bộc lộ điểm yếu về vốn, thanh khoản
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng