
-
Thống nhất với đề nghị nghiên cứu, lập dự án đầu tư cầu thay phà Tân Phú trên Quốc lộ 57B
-
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh
-
Thủ tướng đề nghị đảm bảo tiến độ tháng 6/2025 thông tuyến Vành đai 3 TP.HCM
-
Thủ tướng Chính phủ đốc thúc tiến độ xây dựng Sân bay Long Thành
-
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành
Theo thông tin được ông Steven K.C.Song, Tổng giám đốc Toyo Ink Group Berhad, cho biết trên báo chí nước ngoài, một số công ty cũng như các nhà sản xuất điện độc lập đã tiếp cận Toyo Ink để thiết lập quan hệ đối tác cho việc xây dựng Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2.
“Có đối tác khác tham gia, chúng tôi sẽ chỉ phải huy động một khoản tiền ít hơn. Toyo hy vọng sẽ vẫn là cổ đông lớn của Dự án, nhưng không nhất thiết phải nắm giữ 51% cổ phần”, ông Steven K.C.Song nói và cho biết, Toyo và các đối tác tiềm năng mong muốn hoàn tất các thỏa thuận, thủ tục đầu tư có liên quan trong năm tới.
![]() |
Toyo Ink và Tổng cục Năng lượng (Bộ Công thương) đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) về việc phát triển Dự án BOT Nhiệt điện Sông Hậu 2 từ đầu tháng 8/2013. Dự án có công suất dự kiến 2.000 MW, bao gồm hai tổ máy 1.000 MW, với kế hoạch vận hành tổ máy thứ nhất vào quý IV/2021 và toàn bộ nhà máy vào quý II/2022.
Vào thời điểm đó, ông Nguyễn Hưng Việt, Trưởng văn phòng đại diện Toyo Ink tại Việt Nam cho biết, Toyo sẽ nỗ lực để sang năm 2014 có thể đàm phán hợp đồng BOT, đồng thời nhanh chóng triển khai xây dựng nhà máy trong vòng 2 năm tới.
Ông Steven K.C.Song cũng đã khẳng định rằng, Toyo thậm chí kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ Dự án còn hơn cả kế hoạch ban đầu.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chưa có nhiều tiến triển trong việc thúc đẩy Dự án được triển khai trong thực tế. Đây cũng là tình trạng chung của các dự án BOT ngành điện của Việt Nam hiện nay.
Nếu việc tìm kiếm đối tác cùng triển khai Dự án BOT Nhiệt điện Sông Hậu 2 sớm được hoàn tất, thì khả năng đẩy nhanh tiến độ Dự án sẽ hiện thực hơn.
Toyo đã bắt đầu kế hoạch tìm kiếm cơ hội đầu tư một nhà máy điện tại Việt Nam từ 9 năm trước. Sau nhiều bước chuẩn bị, đầu năm 2013, nhà đầu tư này đã được Chính phủ Việt Nam cho phép làm chủ đầu tư Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 và theo hình thức BOT.
Dự án BOT Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2 thuộc danh mục các dự án trong Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011.

-
Gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành -
Thị trường M&A 2023: Lạc quan thận trọng -
Hậu Giang trao giấy chứng nhận đầu tư dự án thức ăn thủy sản vốn 23,6 triệu USD -
Hà Giang đề xuất 9.800 tỷ đồng xây cao tốc; Đà Nẵng đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu -
Hợp tác phát triển trên Hành lang kinh tế Đông - Tây
-
1 10.800 doanh nghiệp thành lập mới, 43.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
-
2 Gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
-
3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành
-
4 Nhận diện thương vụ M&A điển hình thời bất động sản khát vốn
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/1
-
Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile thông báo mời thầu
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"