-
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC -
Coteccons vinh dự đón nhận danh hiệu "VNR Top 50 Vietnam The Best" bảy lần liên tiếp -
Nhu cầu tăng cao, Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
Bước chuyển mình mạnh mẽ của SMC: Tái định vị thương hiệu, vươn tầm quốc tế -
TKV lên kế hoạch tiêu thụ 50 triệu tấn than -
Bảo Minh và hành trình khẳng định thương hiệu nhà phát triển khu công nghiệp
Một cửa mới áp dụng cho cấp phép môi trường
Sau gần 2 tháng doanh nghiệp phản ánh bức xúc đến lãnh đạo TP.HCM về tình trạng thủ tục hành chính phải đi nhiều cửa và kéo dài cả năm trời, thì UBND TP.HCM mới có những động thái đầu tiên để tái lập cơ chế một cửa tại chỗ ở các KCX, KCN.
Đầu tiên là việc UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 3563/QĐ - UBND, ủy quyền cho Ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM (Hepza) thẩm định, phê duyệt, cấp, đổi giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Theo quyết định này, Hepza sẽ tiếp nhận hồ sơ, thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đồng thời cấp, đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư trong các khu chế xuất, khu công nghiệp do Hepza quản lý. Thời gian ủy quyền từ ngày 19/10/2022 đến hết ngày 31/12/2025.
Ngoài ra, Hepza được giao chuẩn bị nhân lực để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được ủy quyền, thực hiện cơ chế hành chính một cửa tại chỗ để hỗ trợ nhà đầu tư hoạt động trong KCX, KCN.
Đại diện một doanh nghiệp tại Khu chế xuất Linh Trung nhận xét, cơ chế một cửa tại chỗ trong khu công nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí vì không phải đi nhiều cửa.
Tuy nhiên, ngoài thủ tục về môi trường, còn rất nhiều thủ tục khác như điều chỉnh quy hoạch cục bộ, cấp phép xây dựng, cấp phép lao động… vẫn chưa được thực hiện một cửa tại chỗ. Trong khi nhìn sang các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, việc cấp phép các thủ tục về môi trường đã được ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh thực hiện từ vài tháng trước. Thậm chí, các thủ tục về xây dựng, điều chỉnh quy hoạch cục bộ trong khu công nghiệp cũng được ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp thực hiện theo cơ chế một cửa.
Cần sớm ban hành Luật KCX, KCN
Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây cả Hepza và Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) đều kiến nghị UBND TP.HCM sớm cho tái lập cơ chế một cửa tại chỗ. Trong 2 năm qua, rất nhiều nhà đầu tư đã nản lòng và không thể chờ đợi thêm vì thủ tục hành chính kéo dài quá lâu. Không chỉ nhà đầu tư trong nước, mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng đều phàn nàn rất nhiều về thủ tục hành chính của TP.HCM.
Tại Hội nghị tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển các KCX, KCN TP.HCM diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã chỉ ra khó khăn trong việc phát triển các KCX, KCN tại TP.HCM do nguồn lực về lao động, đất đai, tài nguyên có giới hạn và đang ngày càng hạn chế, trong khi năng suất lao động, hiệu quả khai thác tài nguyên chưa cao. Việc duy trì lợi thế cạnh tranh của KCN trong điều kiện các ưu đãi về thuế, đất đai đang có xu hướng giảm dần.
Vì vậy, TP.HCM cần phát huy vai trò tiên phong trong phát triển các KCN theo hướng bền vững với loại hình KCN sinh thái và KCN công nghệ cao để thích ứng với yêu cầu trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, nhiều cơ chế chính sách và công tác quản lý nhà nước về KCN được Chính phủ sửa đổi, ban hành có xuất phát điểm từ thực tiễn phát triển các KCN của TP.HCM, trong đó có mô hình quản lý một cửa, tại chỗ. Do vậy, TP.HCM cần tiếp tục thực hiện cơ chế hành chính một cửa tại chỗ tại khu công nghiệp để đơn giản hóa các thủ tục, kịp thời hỗ trợ nhà đầu tư.
Đề cập đến mô hình một cửa tại chỗ, ông Nguyễn Hoàng Năng, nguyên Trưởng ban Ban Quản lý Hepza cho biết, cơ chế quản lý một cửa tại chỗ trước đây đã giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng, làm thay đổi phong cách quản lý, đảm bảo tập trung thống nhất một đầu mối, tạo được lòng tin cho nhà đầu tư. Hiện nay mô hình một cửa tại chỗ đang gặp vướng mắc do chồng chéo trong các quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với KCX, KCN.
Các chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị, cần nghiên cứu ban hành Luật về KCX, KCN để thống nhất chính sách, chủ trương, điều hành và quản lý đối với hệ thống các KCX, KCN.
-
Năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 7,1% -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC -
Coteccons vinh dự đón nhận danh hiệu "VNR Top 50 Vietnam The Best" bảy lần liên tiếp -
Nhu cầu tăng cao, Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
-
Bước chuyển mình mạnh mẽ của SMC: Tái định vị thương hiệu, vươn tầm quốc tế -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Làm rõ phản ánh "Vicem lỗ thêm nghìn tỷ" -
TKV lên kế hoạch tiêu thụ 50 triệu tấn than -
Bảo Minh và hành trình khẳng định thương hiệu nhà phát triển khu công nghiệp -
Tập đoàn Điện gió Shanghai Electric muốn hợp tác với EVN làm điện gió -
Regal Group tái cấu trúc hoạt động, chuyển nhượng mảng môi giới bất động sản -
Doanh thu năm 2024 của Vicem đạt 27.150 tỷ đồng
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết