
-
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03%
-
Xuất khẩu quý I là tiền đề để ngành nông nghiệp hoàn thành mục tiêu cả năm
-
Lo hàng dệt may đội giá, sức tiêu thụ tại thị trường Mỹ sẽ giảm 50-70%
-
Nghệ An đề nghị giảm phí qua trạm Bến Thủy 1 cho 11 phường, xã
-
Quý I/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14%, đạt 202,5 tỷ USD -
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
Tại cuộc họp trực tuyến với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vào sáng 17/7, báo cáo về tình hình cung ứng hàng hóa, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, lượng lương thực, thực phẩm đã tăng 5.300 tấn so với ngày 16/7 nhưng vẫn thiếu khoảng 1.000 tấn so với ngày bình thường.
Hiện nay, do điều kiện dịch bệnh phức tạp, nhiều tỉnh thành cũng đang thực hiện giãn cách xã hội nên việc thu mua gặp khó khăn, giá cả cũng cao hơn trước.
TP.HCM đã và đang vận động thêm nhiều kênh khác để cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người dân; trong đó, huy động các doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp thương mại chưa tham gia vào hệ thống.
Đến nay, đã có hơn 1.000 điểm bán đăng ký trở thành kênh phân phối thực phẩm thiết yếu.
Ngoài ra, ngành Công Thương Thành phố tiếp tục đẩy mạnh triển khai chợ online; mô hình “Chợ nghĩa tình”, “Siêu thị mini 0 đồng” đang được triển khai ở nhiều quận huyện, từng bước khắc phục việc chưa thuận lợi trong cung ứng hàng cho khu phong tỏa.
Nhân viên siêu thị cũng được thực hiện “3 tại chỗ”, ăn, ở và làm việc cung ứng hàng cho người dân theo phương án không tiếp xúc.
![]() |
Nhân viên siêu thị "đi chợ hộ" người dân TP.HCM theo đơn đặt hàng (Ảnh: Tấn Thanh). |
Hiện nay lượng thịt heo về TP.HCM dồi dào, khoảng 850 tấn/ngày đêm nhưng mặt hàng trứng các loại đang thiếu hụt cục bộ.
Vì vậy, Sở Công thương TP.HCM đang phối hợp với các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Bắc để cung ứng hàng về Thành phố.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam cho biết, về lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu, Trung ương đã làm việc và có chỉ đạo các địa phương liên tục cung ứng về Thành phố để hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn.
Việc vận chuyển, phân bổ hàng hóa trong Thành phố, các Sở - ngành của Thành phố tiếp tục triển khai các phương án đã đề ra.
Trong đó, tiếp tục kiểm tra, kiểm soát và phân phối hoạt động giao hàng trên địa bàn để đảm bảo cung cấp hàng hóa kịp thời nhất cho người dân.
Hàng ngày, TP.HCM phải có thống kê, báo cáo sớm về các mặt hàng còn thiếu để Trung ương có giải pháp hỗ trợ phân bổ và điều tiết phù hợp.

-
Xuất khẩu quý I là tiền đề để ngành nông nghiệp hoàn thành mục tiêu cả năm -
Bộ Công thương giao chỉ tiêu kích cầu tiêu dùng năm 2025 -
Lo hàng dệt may đội giá, sức tiêu thụ tại thị trường Mỹ sẽ giảm 50-70% -
Nghệ An đề nghị giảm phí qua trạm Bến Thủy 1 cho 11 phường, xã -
Quý I/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14%, đạt 202,5 tỷ USD -
Việt Nam nên nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn từ Mỹ -
Ít bị ảnh hưởng bởi biến động thế giới, chăn nuôi lợn còn nhiều dư địa tăng trưởng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển