-
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
TP.HCM: Đề nghị giải thể bệnh viện dã chiến
Sở Y tế TP.HCM cho rằng cần tổ chức lại hệ thống y tế nhằm cân đối cơ sở vật chất, vừa đảm bảo kiểm soát dịch COVID-19, vừa đáp ứng nhu cầu chữa trị các bệnh lý khác.
TIN LIÊN QUAN
Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản đề nghị UBND Thành phố cho ngưng hoạt động các trạm y tế lưu động.
Bởi hiện nay toàn thành phố chỉ còn hơn 2.200 ca nhiễm COVOD- 19 đang điều trị tại nhà. Với tổng số 310 Trạm Y tế, các phường, xã, thị trấn hoàn toàn có thể đảm nhiệm việc quản lý các ca F0 với sự trợ giúp của các công cụ chuyển đổi số, tập trung chủ yếu vào việc quản lý và chăm sóc những người thuộc nhóm nguy cơ cao.
Sở cũng kiến nghị giải thể và trả lại công năng ban đầu đối với các bệnh viện dã chiến quận, huyện, TP. Thủ Đức. Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận, huyện, TP. Thủ Đức cũng cần xây dựng kế hoạch sẵn sàng mở lại bệnh viện dã chiến, ứng phó với các tình huống dịch bệnh tăng cao.
Với các bệnh viện dã chiến mà TP.HCM đã tạm ngưng hoạt động trước đó cũng cần giải thể trước ngày 18/5/2022 do việc duy trì các bệnh viện dã chiến lúc này là chưa cần thiết.
Đối với các Bệnh viện dã chiến 3 tầng còn hiện hữu của Thành phố thì chỉ nên duy trì hoạt động Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13, tạm ngưng hoạt động Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 và 16. Ngưng hoạt động tầng 3 của Bệnh viện dã chiến đa tầng Tân Bình.
Riêng bệnh viện dã chiến Củ Chi được đề nghị giao Bộ Tư lệnh Thành phố tiếp quản nguyên trạng và sẵn sàng kích hoạt lại trong vòng 24h đối với trường hợp cần thiết.
Sở Y tế cũng đề xuất, tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố phải thực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa thực hiện công tác khám, chữa bệnh thông thường vừa thành lập Khoa/Đơn vị điều trị bệnh nhân COVID-19 bệnh nhân mắc COVID-19 có kèm các bệnh lý nền khác.
Trong đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 và Nhi Đồng Thành phố cùng với các bệnh viện Trung ương trên địa bàn thành phố như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện 175 là các bệnh viện tuyến cuối về điều trị COVID-19.
Phòng, chống Covid-19: TP.HCM tìm người đến giao dịch tại Ngân hàng Shinhan ở quận Tân Bình
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đề nghị người đã đến Ngân hàng Shinhan Việt Nam ở quận Tân Bình vào 16h ngày 27/4 khẩn trương liên hệ y...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV -
Biến chứng đáng lo ngại của bệnh sởi ở trẻ em
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả