
-
Đảm bảo các điều kiện để khởi công đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
-
Hợp long cầu vượt sông Đáy nối Ninh Bình và Nam Định
-
Bộ Xây dựng giao đầu mối chuẩn bị đầu tư 5 dự án đường sắt quốc gia
-
Hải Phòng gắn biển tuyến đường mang tên Tổng Bí thư Đỗ Mười -
Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng: Động lực mới kết nối vành đai ven biển
Ủy ban nhân dân TP.HCM vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Theo đó, TP.HCM đề xuất phạm vi và quy mô lập quy hoạch không chỉ toàn bộ phần lãnh thổ đất liền thuộc địa giới hành chính của Thành phố hiện nay với diện tích là 2.095 km2 mà còn gồm khoảng 2.688 ha thuộc khu đô thị lấn biển Cần Giờ và khoảng 102 ha thuộc cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, phần không gian biển.
Theo tờ trình, TP.HCM định hướng phát triển theo 6 phân vùng gồm: Phân vùng đô thị trung tâm, đây là trung tâm hành chính, đối ngoại, thương mại, dịch vụ, kinh tế tri thức, đô thị sáng tạo; Trung tâm của phân vùng này là khu vực trung tâm Sài Gòn, Chợ Lớn và phụ cận, đồng thời là trung tâm chính của toàn Thành phố.
![]() |
TP.HCM đề xuất điều chỉnh quy hoạch đến năm 2040, phát triển theo 6 phân vùng |
Phân vùng phía Đông (thành phố Thủ Đức), định hướng phát triển là đô thị sáng tạo, giáo dục, đào tạo, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính, y tế, du lịch sinh thái; Trung tâm tài chính quốc tế được định hướng phát triển tại khu vực Thủ Thiêm.
Phân vùng phía Tây (đô thị Bình Chánh) là đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghệ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trung tâm y sinh hóa dược, giáo dục đào tạo.
Phân vùng phía Bắc (đô thị Củ Chi - Hóc Môn) định hướng phát triển là đô thị dịch vụ, giải trí, văn hoá, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe đan xen cảnh quan nông nghiệp, định hướng hình thành các khu công nghiệp, giáo dục, đào tạo, công nghệ, khu hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái - văn hoá - lịch sử...
Phân vùng phía Nam (đô thị Quận 7 - Nhà Bè) là đô thị công nghệ cao, sinh thái nước, kinh tế tri thức, văn hoá nghệ thuật, triển lãm, hội chợ, giải trí, du lịch sinh thái, công nghiệp, logistics, trung tâm kinh tế biển...
Phân vùng phía Đông Nam (đô thị Cần Giờ) là khu sinh thái, “lá phổi xanh” của Thành phố; cửa ngõ phía Nam hướng biển và trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm kinh tế biển với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thương mại, cảng và logistics; trung tâm hậu cần nghề cá và nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
Với việc điều chỉnh quy hoạch chung điều chỉnh, TP.HCM muốn phát triển thành đô thị loại đặc biệt, có tính chất là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và công nghệ quan trọng của quốc gia, có vai trò tiên phong dẫn dắt đổi mới, sáng tạo; là một trong những trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics của khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương; trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN; là đầu mối giao thông, hạ tầng số quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ, quốc gia và quốc tế; là trung tâm liên kết vùng, đầu mối kết nối các loại hình vận tải đa phương thức của vùng trọng điểm phía Nam; là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh khu vực miền Đông Nam Bộ và cả nước.

-
TP.HCM đề xuất điều chỉnh quy hoạch đến năm 2040, phát triển theo 6 phân vùng -
Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng: Động lực mới kết nối vành đai ven biển -
Hải Phòng - Dấu mốc lịch sử trong hành trình xây dựng, bảo vệ và phát triển -
Hải Phòng - “Thỏi nam châm” hút đầu tư nước ngoài -
Đắk Nông đề xuất đầu tư tuyến đường động lực kết nối Gia Nghĩa với Lâm Đồng -
EVNNPT là chủ đầu tư Dự án đường dây 220 kV Tân Sơn Nhất - Thuận An -
Bắc Ninh thu hút thêm hơn 856 triệu USD vốn đầu tư
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng