
-
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,2% sau 6 tháng năm 2025
-
Hà Nội: Xét xử nghiêm minh, đẩy nhanh tiến độ các vụ án lớn, phức tạp
-
Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nêu các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng hai con số
-
Hà Nội quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trong năm 2025
-
Ninh Bình giữ vững đà tăng trưởng, vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp -
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 16,1% sau 6 tháng năm 2025
TP.HCM: "Đói" kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học
Trong đó, khó khăn lớn nhất hiện nay nằm ở nguồn kinh phí đầu tư các trang thiết bị hiện giúp học sinh tiếp cận việc giảng dạy và học tập bằng công nghệ thông tin.
TIN LIÊN QUAN
Theo báo cáo mới đây của Sở Giáo dục TP.HCM gửi Cục cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, TP.HCM dự kiến đưa vào sử dụng năm học 2022-2023 51 dự án với 874 phòng học mới, tăng thêm 518 phòng học với tổng mức đầu tư gần 1,6 tỷ đồng. Trong đó, mầm non có 235 phòng học, tăng thêm 168 phòng, tiểu học 411 phòng học, tăng 215 phòng và trung học cơ sở với 228 phòng học, tăng 135 phòng.
Hiện TP.HCM đang phấn đấu đến cuối năm 2022 dự kiến đạt chỉ tiêu 294 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (3-18 tuổi).
![]() |
Sở Giáo dục TP.HCM cho biết ngành này gặp nhiều khó khăn, lớn nhất là thiếu nguồn kinh phí đầu tư, việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến giúp học sinh tiếp cận việc giảng dạy và học tập bằng công nghệ thông tin.
Hiện các cơ sở giáo dục đang tận dụng triệt để các trang thiết bị hiện hữu, học sinh tự chuẩn bị đồ dùng và huy động các nguồn lực xã hội hoá để mua sắm bổ sung nhưng vẫn còn nhiều giới hạn.
Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn, quy định về mức diện tích đất tối thiểu/học sinh, quy định về công tác quy hoạch sử dụng đất cũng đang hạn chế việc phát triển hệ thống trường ngoài công lập, đầu tư phát triển hệ thống trường, lớp trên địa bàn.
Ngoài ra, việc mua sắm máy vi tính để bàn tại TP.HCM không đáp ứng kịp thời nhu cầu của ngành giáo dục, thời gian tổ chức mua sắm chậm, kéo dài tạo nên sự chênh lệch với thời gian đơn vị xây dựng dự toán xin ngân sách bổ sung, trong khi khả năng tự cân đối nguồn vốn tại các đơn vị giáo dục còn nhiều hạn chế.
Nhằm tháo gỡ khó khăn, Sở Giáo dục TP.HCM đã có kiến nghị các cấp có thẩm quyền tháo gỡ về định mức đất tối thiểu/học sinh và các vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất vào mục đích làm các cơ sở giáo dục.
Đồng thời, kiến nghị TP.HCM xem xét cấp bổ sung kinh phí ngân sách để thực hiện đầu tư xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học đảm bảo số lượng và chất lượng theo quy định.

Quảng Ngãi: Lập đoàn thanh tra chấn chỉnh tình trạng lạm thu của các cơ sở giáo dục
Quảng Ngãi thành lập đoàn đi thanh tra, kiểm tra tình hình thu, chi đầu năm tại các cơ sở giáo dục để chấn chỉnh tình trạng lạm thu vào đầu năm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Ninh Bình giữ vững đà tăng trưởng, vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp -
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 16,1% sau 6 tháng năm 2025 -
Bỏ room tín dụng: NHNN và ngân hàng thương mại nói gì? -
Hà Nội: Tăng hiệu lực, nâng chất lượng hoạt động HĐND trong giai đoạn mới -
Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cũ nghỉ chế độ, bàn giao nhiệm vụ cho Chủ tịch mới -
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Chính sách phải đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm -
Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp xúc cử tri tại xã An Minh, tỉnh An Giang
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City