
-
Đầu tư 4.927,9 tỷ đồng xây tuyến đường TP. Thái Bình - Hưng Hà - Hưng Yên
-
Trao chứng nhận đăng ký đầu tư Khu công nghiệp Trấn Dương - Hòa Bình
-
Nâng tổng vốn đầu tư dự án Kim Long Motor Huế lên hơn 25.000 tỷ đồng
-
TP.HCM: Khu công nghiệp Vĩnh Lộc mở rộng bế tắc vì giá bồi thường leo thang
-
TP.HCM hút vốn tư nhân nhờ hình thức BT mới -
Việt Nam - Kazakhstan hợp tác phát triển Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM
Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) vừa có báo cáo gửi Sở Xây dựng, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT trên địa bàn Thành phố.
Theo báo cáo, Ban Giao thông được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư, chuẩn bị đầu tư một số dự án BOT thực hiện theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội.
Hiện tại các dự án đang trong giai đoạn lựa chọn tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, dự kiến trình cấp thẩm quyền phê duyệt trong quý III/2025. Tuy nhiên, quá trình triển khai đang gặp nhiều trở ngại liên quan đến quy hoạch, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
![]() |
Dự án cầu đường Bình Tiên hiện đang gặp vướng mắc liên quan đến điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/2000 |
Tại Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 qua địa bàn huyện Hóc Môn (cũ), ranh giới dự án đề xuất với quy mô mặt cắt ngang 60 m không trùng khớp với ranh lộ giới 60 m trong các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 hiện hành nên phải điều chỉnh quy hoạch. Bên cạnh đó, do thiết kế cơ sở chưa được phê duyệt, ranh chiếm dụng cụ thể của dự án hiện vẫn chưa thể xác định.
Còn tại Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 (đoạn từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Tây Ninh mới), công tác giải phóng mặt bằng qua địa bàn huyện Bình Chánh (cũ) đang gặp khó khăn nghiêm trọng do không còn nền đất và căn hộ để bố trí tái định cư cho 1.400 hộ dân bị ảnh hưởng.
Đối với Dự án nâng cấp đường trục Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành) cũng đang gặp khó trong việc điều chỉnh quy hoạch vì đã bỏ cấp, quận, huyện vì trước đây việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ do cấp quận, huyện thực hiện.
Tại Dự án này còn tồn tại phần diện tích khoảng 800 m² bị chồng lấn ranh với dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Diện tích này thuộc phạm vi bồi thường của dự án cao tốc nhưng đến nay vẫn chưa được Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thực hiện bồi thường theo phương án được phê duyệt.
Cũng gặp vướng mắc về quy hoạch là Dự án thành phần 2 (xây dựng phần cầu và đường chính), cầu đường Bình Tiên. Tại Dự án này công tác điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu 1/2000 theo yêu cầu phải hoàn tất trong tháng 6/2025 nhưng đến nay mới chỉ có Quận 6 (cũ) đáp ứng tiến độ, còn Quận 8 (cũ) và huyện Bình Chánh (cũ) dự kiến đến quý III/2025 mới hoàn thành, ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.
Đây là những dự án thực hiện theo cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM tại Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội Khóa XV.

-
TP.HCM: Khu công nghiệp Vĩnh Lộc mở rộng bế tắc vì giá bồi thường leo thang -
TP.HCM hút vốn tư nhân nhờ hình thức BT mới -
Việt Nam - Kazakhstan hợp tác phát triển Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM -
Hải Phòng hút dòng vốn đầu tư hơn 15,6 tỷ USD - điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới -
TP.HCM dự kiến đầu tư 7 tỷ USD phát triển Trung tâm tài chính quốc tế -
Bộ Xây dựng phản hồi về đề xuất Dự án Mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Pleiku -
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ ven biển Việt Nam
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng
-
Xuất hiện căn hộ 4 mặt view sông ngay mặt tiền Quốc lộ 13, giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m2