
-
Nhà đầu tư đề xuất cụm dự án điện gió 317 triệu USD tại Quảng Trị
-
Hà Nội - Trùng Khánh hợp tác phát triển đường sắt đô thị hiện đại
-
Giao đầu mối nghiên cứu đầu tư PPP để hoàn chỉnh Đường tỉnh 827E, vốn 7.600 tỷ đồng
-
Đà Nẵng kiến nghị loạt giải pháp mạnh mẽ để đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số
-
Khánh Hòa: Nhà đầu tư đề xuất Dự án Sản xuất cánh quạt điện gió, diện tích hơn 31 ha -
TP.HCM: Các dự án di dời nhà ven kênh rạch chưa hấp dẫn nhà đầu tư
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM về Đề án mở rộng Khu Công nghệ cao Thành phố, trong đó có bổ sung chức năng Khu Công viên khoa học và công nghệ.
Mục tiêu của việc mở rộng Khu Công nghệ cao để trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, đa chuyên ngành, là nhân tố mới, đi đầu về thúc đẩy năng lực khoa học công nghệ trong tổng thể khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP.HCM.
Theo tờ trình của SHTP, diện tích mở rộng Khu Công nghệ cao là 194,8 ha. Dự kiến tổng mức đầu tư là 17.391 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư là 12.591 tỷ đồng; chi phí xây dựng hạ tầng 4.200 tỷ đồng và các chi phí khác.
Nguồn vốn thực hiện Dự án từ ngân sách TP.HCM và ngân sách Trung ương (kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận hỗ trợ 30% tổng mức đầu tư).
Ngoài ra, Thành phố huy động vốn của các doanh nghiệp để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng có thu phí và có tính chất chuyên ngành.
Theo tờ trình, thời gian thực hiện Dự án từ năm 2025 - 2033.
![]() |
Khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: Lê Quân |
Để sớm thực hiện Dự án mở rộng Khu công nghệ cao, SHTP kiến nghị UBND TP.HCM xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các thể chế cho Khu công nghệ cao nói chung và Công viên Khoa học và Công nghệ phát triển theo đúng mô hình khu đô thị khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo xanh và bền vững, đạt tiêu chuẩn nhóm khu công nghệ cao châu Á theo mô hình tăng trưởng xanh và bền vững để trở thành mô hình kiểu mẫu.
SHTP đề xuất UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ tiếp tục cấp vốn hỗ trợ có mục tiêu cho Khu công nghệ cao từ nguồn vốn ngân sách Trung ương (theo tỷ lệ ngân sách Trung ương 30%, ngân sách địa phương 70% trong tổng mức đầu tư) để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công viên Khoa học và Công nghệ.
Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội (cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư công dự án quan trọng quốc gia) chấp thuận, cho phép tách công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và thu hồi đất thành dự án riêng, độc lập với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng của Dự án mở rộng Khu công nghệ cao TP.HCM.

-
Đà Nẵng kiến nghị loạt giải pháp mạnh mẽ để đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số -
Khánh Hòa: Nhà đầu tư đề xuất Dự án Sản xuất cánh quạt điện gió, diện tích hơn 31 ha -
TP.HCM: Các dự án di dời nhà ven kênh rạch chưa hấp dẫn nhà đầu tư -
Nhẹ dần áp lực tại Dự án thành phần 4 sân bay Long Thành -
Quảng Ninh: Giải ngân vốn đầu tư công là động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -
Hà Nội tăng cường tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư -
Chủ tịch Cần Thơ: Tính toán khu tái định cư quy mô lớn, phục vụ cho nhiều dự án
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025