Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
TP.HCM: Giải pháp đi xe chung sẽ "hạ nhiệt" hơn 8 triệu xe ô tô, mô tô
Như Loan - 03/04/2017 14:52
 
Theo thống kê từ Sở GT-VT TP Hồ Chí Minh, lượng phương tiện giao thông cá nhân tiếp tục gia tăng nhưng chưa có chính sách nào khả dĩ có thể kiềm chế . Cụ thể, đến nay, TP Hồ Chí Minh hiện đang quản lý hơn 8 triệu phương tiện (gồm hơn 7,5 triệu xe mô tô và hơn 600.000 xe ô tô). Bình quân trong giai đoạn 2010 - 2016, tỷ lệ tăng trưởng phương tiện hàng năm là 8,4%, qua đó đã và đang gây áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

Trao đổi về thực trạng ùn tắc đô thị, tiến sĩ – kiến trúc sư (TS-KTS) Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP Hồ Chí Minh cho biết, tình trạng quá tải giao thông đô thị có nhiều nguyên nhân nhưng được xếp theo 2 nhóm chính là về xã hội và về kỹ thuật.

Trong đó, nhóm nguyên nhân về xã hội liên quan đến pháp luật, thái độ người sử dụng phương tiện, công tác quản lý giao thông..., còn nhóm nguyên nhân về kỹ thuật liên quan đến quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống công trình giao thông, công trình kiến trúc khác trong đô thị.

Quá tải vì hạ tầng giao thông đi sau các khu dân cư đông đúc

Những đô thị lớn, tiêu biểu là TP.HCM được nhiều chuyên gia đánh giá là có cấu trúc đô thị không bình thường, nhiều khu vực không đủ tiêu chuẩn về hạ tầng, lại tạo thành một vành đai bao quanh khu trung tâm.

Cụ thể, theo quy chuẩn quy hoạch xây dựng, tỷ lệ đất giao thông tính đến đường có lộ giới ≥ 13m thì tối thiểu phải đạt 18% diện tích. Các khu đô thị kiểu mẫu thì tỷ lệ phải đạt khoảng 25% – 30 %. Lượng phương tiện đi lại theo đăng ký tăng 15 đến 20% mỗi năm, trong lúc mạng lưới hạ tầng giao thông chỉ tăng từ 1 đến 2%. Một nguyên nhân khác gây kẹt xe cho thành phố là do chưa làm hạ tầng giao thông mà đã cho phép xây dựng các công trình cao tầng, khu chung cư tập trung đông dân cư.

Đi chung xe góp phần giảm tải giao thông đô thị.
Đi chung xe góp phần giảm tải giao thông đô thị.

Quá tải vì thói quen cá nhân

Cũng theo TS-KTS Cương, thực trạng hạ tầng giao thông đô thị quá tải như hiện nay cũng do tác động không nhỏ từ thói quen của người sử dụng phương tiện và thái độ khi tham gia giao thông của người dân.

Về cơ bản, số đông vẫn chưa mặn mà với các phương tiện giao thông công cộng, thể hiện ở việc lượng hành khách đi xe buýt hàng năm đều bị tụt giảm, người dân chủ yếu di chuyển bằng xe gắn máy, xe hơi cá nhân khi di chuyển những đoạn đường rất ngắn, duy trì thói quen di chuyển đơn lẻ dù có thể kết hợp đi chung..., khiến giao thông càng thêm ùn tắc.

Chia sẻ phương tiện - giải pháp giảm ùn tắc từ các nước trong khu vực

Thực tế, ùn tắc giao thông là vấn nạn mà hầu như các nước trong khu vực Đông Nam Á đều gặp phải. Theo một nghiên cứu đánh giá toàn cầu của Waz thì Manila (Philipines) là nơi tình hình giao thông tệ nhất thế giới. Việc tắc đường này đã khiến châu Á giảm 2-5% GDP mỗi năm. Tuy vậy, các nước như  Malaysia, Philippines, Indonesia… đã từng bước khắc phục tình trạng này bằng nhiều giải pháp khác nhau, trong đó hình thức chia sẻ phương tiện di chuyển, được xem là một giải pháp mang lại hiệu quả cao. Có thể kể đến “jeepney” – một hệ thống taxi chia sẻ ở Philippines được đưa vào sử dụng, giúp người dân cảm thấy thoải mái và tiết kiệm hơn khi di chuyển.

Điển hình của việc đưa thói quen đi chung xe để chủ động giảm ùn tắc giao thông là Malaysia, được xem là nơi sở hữu lượng xe hơi nhiều thứ 3 thế giới (có tới 93% hộ dân sở hữu ít nhất một xe hơi, 54% hộ dân sở hữu nhiều hơn một ô-tô). Người dân Malaysia đã chọn và thử nghiệm mô hình đi chung xe của Grab để giúp việc đi lại nhanh và thuận lợi hơn với chi phí tiết kiệm. Phương thức đi chung xe mới của Grab cho phép các tài xế đón được nhiều hành khách trên một chặng đường đi và hành khách có thể chia sẻ hành trình, chia sẻ chi phí với một "bạn đường" khác, có lộ trình ngang qua điểm đến của nhau. Phương thức này cũng được đánh giá cao về tính hiệu quả trong việc giảm ùn tắc đô thị hiện đại.

Việc học hỏi các nước trong khu vực, hướng người dân thay đổi thói quen, tích cực dùng phương tiện công cộng hay giải pháp đi chung xe hoàn toàn có thể là giải pháp chủ động để giải bài toán ùn tắc tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… trong lúc chờ xử lý, nâng cấp cơ sở hạ tầng.

"Đã đến lúc người Việt cũng cần thay đổi những thói quen giao thông, chủ động chia sẻ, đi chung xe, góp phần giảm ùn tắc, bắt kịp nhịp giao thông hiện đại, văn minh của khu vực và giải phóng chính mình khỏi vấn nạn kẹt xe", TS - KTS Võ Kim Cương nhấn mạnh.

Honda đầu tư vào startup Grab, đẩy mạnh dịch vụ "xe ôm công nghệ"
Honda và Grab sẽ “hợp tác ở nhiều sáng kiến khác nhau để nâng cao các lợi ích cho người dùng cũng như tái xế GrabBike" - theo thông cáo báo chí phát...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư