
-
Chính thức cho xe ô tô lưu thông trên 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành
-
Bình Định bố trí 750 tỷ đồng tham gia Dự án Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
-
Động thái mới tại tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vốn 8,37 tỷ USD
-
[Ảnh] Những dự án hạ tầng đầu tư BOT, BT tạo sức bật cho TP.HCM
-
Đầu tư 71.150 tỷ đồng xây đường kết nối Sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội -
Cuộc đua mới về pin lưu trữ cho năng lượng tái tạo
UBND TP.HCM vừa có văn bản số 1326/UBND-KT gửi Chính phủ và Bộ Công thương xem xét, bổ sung các dự án điện gió, điện rác, điện khí vào Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh.
Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay TP.HCM đang đầu tư các nhà máy đốt rác phát điện với công suất 240 MW. Theo tính toán của Thành phố, quy mô nguồn điện từ đốt rác đến năm 2030 sẽ tăng thêm khoảng 100 MW.
Tuy nhiên, theo Quy hoạch Điện VIII và dự thảo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh của Bộ Công thương trình Chính phủ, quy mô công suất điện từ đốt rác phân bổ cho TP.HCM đến năm 2030 chỉ có 124 MW.
Để thu hút các nhà đầu tư triển khai dự án đốt rác phát điện, tránh tình trạng nhà đầu tư chuẩn bị xây dựng nhà máy nhưng phải chờ bổ sung vào Quy hoạch điện như trường hợp Công ty Vietstar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa trước đây, TP.HCM kiến nghị Chính phủ và Bộ Công thương xem xét, điều chỉnh quy mô công suất nguồn điện từ đốt rác của Thành phố đến năm 2030 là 340 MW hoặc ít nhất là 249 MW.
![]() |
Dự án Nhà máy đốt rác phát điện Tâm Sinh Nghĩa tại huyện Củ Chi, TP.HCM được khởi công vào tháng 7/2024. |
Đối với nguồn điện gió, UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ và Bộ Công thương xem xét đưa 2 dự án điện gió (một dự án công suất 2.000 MW và một dự án 4000 MW) ngoài khơi biển Cần Giờ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh để Thành phố có cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Theo UBND TP.HCM, việc đầu tư 2 dự án điện gió Cần Giờ rất cần thiết vì khu vực Cần Giờ được quy hoạch làm Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ quy mô 2.870 ha và Khu thương mại tự do quy mô khoảng 1.000 ha đến 2.000 ha gắn với Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ phát triển theo định hướng cảng xanh nên cần nguồn năng lượng sạch rất lớn.
Cùng với điện gió và điện rác, UBND Thành phố cũng kiến nghị Bộ Công thương trình Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh Dự án Nhà máy điện khí LNG Hiệp Phước giai đoạn 2, công suất 1.500 MW và có thể nâng lên 3.000 MW vận hành giai đoạn 2029 - 2030.
Ngoài ra, TP.HCM kiến nghị Chính phủ và Bộ Công thương sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện và xem xét bổ sung dự án điện mặt trời mái nhà Nhà máy SEHC (công suất 22 MW) theo cơ chế mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng (DPPA) vào Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh.

-
Khởi công dự án thành phần 2 cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành -
[Ảnh] Những dự án hạ tầng đầu tư BOT, BT tạo sức bật cho TP.HCM -
Đầu tư 71.150 tỷ đồng xây đường kết nối Sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội -
Cuộc đua mới về pin lưu trữ cho năng lượng tái tạo -
Chủ tịch Quốc hội: Cần Thơ sẽ ngày càng phát triển, sớm trở thành đô thị thông minh, giàu đẹp -
Đà Nẵng thông qua loạt dự án đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất -
Không lo FDI “đổi hướng” do thuế đối ứng
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế