-
Rốt ráo lo nhân lực cho điện hạt nhân -
Khánh Hòa nêu các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá -
TP. Thái Bình chào năm mới 2025 với sức sống mới -
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá
TP.HCM sẽ điều chỉnh giảm vốn 26 dự án, giảm hơn 1.569 tỷ đồng và một chương trình giảm hơn 245 tỷ đồng (ảnh: Trọng Tín) |
Sáng 10/11, HĐND TP.HCM khóa IX tổ chức kỳ họp thứ 22 – kỳ họp chuyên nhằm xem xét, thông qua các tờ trình của UBND TP.HCM.
Một trong những tờ trính đáng chú ý được HĐND Thành phố thảo luận và thông qua là Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cho 153 dự án và một chương trình với tổng số vốn điều chỉnh giảm hơn 630 tỷ đồng, trong đó tăng vốn cho 127 dự án, tăng hơn 1.185 tỷ đồng. Điều chỉnh giảm vốn 26 dự án, giảm hơn 1.569 tỷ đồng và một chương trình giảm hơn 245 tỷ đồng.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, cho hay, lý do điều chỉnh giảm vốn 26 dự án là do các chương trình, dự án không thể sử dụng hết kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 do vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, giảm khối lượng thực hiện theo thực tế và giảm kế hoạch theo giá trị quyết toán được phê duyệt.
Do đó UBND Thành phố đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công trung hạn để bổ sung cho các dự án có tiến độ thực hiện tốt, có nhu cầu điều chỉnh tăng kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Riêng các dự án được điều chỉnh tăng vốn là các dự án đã được HĐND Thành phố bố trí kế hoạch đầu tư công năm 2020 và có tiến độ thực hiện tốt, tỷ lệ giải ngân cao, cần điều chỉnh tăng kế hoạch vốn đầu tư năm 2020 để tiếp tục thực hiện và sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.
Sau khi Nghị quyết được thông qua, HĐND Thành phố giao UBND Thành phố cần có giải pháp đủ mạnh để tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành ngân sách.
Có giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trong lĩnh vực giáo dục, chương trình, dự án công nghệ thông tin, các dự án phục vụ dân sinh; hạn chế tình trạng chênh lệch quá lớn giữa số liệu quyết toán dự án hoàn thành với tổng mức đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Cần lưu ý đối với các dự án có bồi thường giải phóng mặt bằng, người dân đã đồng thuận bàn giao đất nhưng chậm thực hiện dẫn đến không giải ngân được kế hoạch vốn đã giao.
Đồng thời có hướng xử lý đối với các dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư, đã hết thời hạn thực hiện dự án theo quy định nhưng chưa được bố trí vốn để thực hiện dự án đảm bảo đúng quy định pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định khác liên quan.
Với nội dung về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2020 nguồn vốn ngân sách thành phố, HĐND Thành phố cũng nhất trí thông qua việc điều chỉnh giảm hơn 3.621 tỷ đồng, nguyên nhân do khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, chủ yếu do vướng công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư dẫn đến việc chủ đầu tư phải đề xuất điều chỉnh giảm vốn.
Đồng thời điều chỉnh tăng vốn hơn 3.632 tỷ đồng để bổ sung vốn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với các dự án đã hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý theo quy định.
Bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2020 nguồn vốn ngân sách Thành phố do thay đổi khả năng huy động các nguồn vốn với tổng số vốn bổ sung là 2.860 tỷ đồng để điều chỉnh tăng vốn cho 167 dự án đã được bố trí kế hoạch đầu tư công.
Các dự án có tiến độ thi công tốt sẽ được TP.HCM xem xét, điều chỉnh tăng vốn đảm bảo đúng tiến độ thi công (ảnh: Trọng Tín) |
HĐND TP.HCM thông qua Nghị quyết cho phép UBND TP.HCM huy động vốn để đầu tư Dự án “Cải thiện Môi trường nước TPHCM, lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – Đôi – Tẻ, giai đoạn 2” theo phương án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Dự án bao gồm 6 gói thầu xây lắp chính. Nhu cầu vốn để hoàn thành dự án là 8.878 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan, cho biết, dự án chia làm 4 hợp đồng vay của Chính phủ. Đến nay, đã có 3 Hiệp định vay vốn ODA Nhật Bản được ký kết với tổng giá trị gần 35.700 triệu Yên. Về khoản vay lần 4 (khoản vay cuối cùng của dự án), là 10.813 triệu Yên (khoảng 2.378 tỷ đồng), để hoàn thiện dự án.
Dự án có mục tiêu tiếp tục hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa nhằm chống ngập úng và giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường cho các khu vực trũng của TP.HCM và vùng lân cận thuộc lưu vực kênh Tàu Hũ – Bến Nghé – Đôi – Tẻ theo đúng Quy hoạch tổng thể thoát nước TP.HCM đã được Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường thông qua việc xây dựng và phát triển hệ thống thu gom, xử lý nước thải.
-
Ninh Thuận xác định tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân là thời cơ, động lực phát triển -
Ninh Thuận đặt ra 18 mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 -
“Bệ phóng thể chế" để Hà Nội bứt phá -
Nông sản phá kỷ lục xuất khẩu, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025 -
Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án -
Tinh gọn bộ máy và những trăn trở -
Công bố Nghị quyết thành lập Thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM