Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
TP.HCM: Thói quen đi chợ thay đổi thế nào sau giãn cách?
Hải Đăng - 30/10/2021 09:35
 
Hậu giãn cách, thói quen mua hàng của người tiêu dùng dần thay đổi. Họ dần quen với việc mua sắm các mặt hàng thiết yếu, rau củ quả tươi sống thông qua các sàn thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ.

Cũng theo ghi nhận, tại TP.HCM dù các biện pháp nới lỏng giãn cách được áp dụng từ 1-10, một bộ phận người dân vẫn duy trì thói quen dự trữ thực phẩm, hạn chế ra đường nếu không thật sự cần thiết.

Đi chợ online, mua hàng dự trữ

“Được nới lỏng giãn cách là mình tranh thủ mang xe đi bảo dưỡng rồi ghé siêu thị mua thêm thức ăn dự trữ luôn. Tình hình dịch bệnh dù đã dần ổn định hơn nhưng mình vẫn cố gắng hạn chế ra đường để đảm bảo an toàn.”, chị Hồng Ngọc (quận Bình Thạnh, TP.HCM) chia sẻ.

Đây cũng là tâm lý của không ít người tiêu dùng. Hậu giãn cách, nhiều người từ chỗ đi chợ hằng ngày chuyển sang mua tích trữ cho cả tuần, mua thực phẩm trực tuyến thay vì mua trực tiếp tại cửa hàng, siêu thị. 

Hậu giãn cách, đi chợ online, mua thực phẩm số lượng lớn để dự trữ trở nên phổ biến

Chọn ở lại TP.HCM một mình, Hữu Khoa (29 tuổi, ngụ quận 7) thường đặt mua số lượng lớn trữ cho cả tuần, đôi khi cả nửa tháng để “yên tâm hơn”.

“Mình thường mua theo các combo, giá tiết kiệm hơn mà có nhiều loại trái cây, rau củ thay đổi mỗi ngày. Số lượng nhiều nhưng bảo quản cũng không quá khó khăn. Rau xanh thì mình nhặt sẵn, bỏ phần hỏng đi, cho vào túi kín rồi cất tủ lạnh. Củ quả thì chọn loại dễ bảo quản, bọc qua một lớp giấy rồi để ở nơi thoáng mát là cũng trữ được đôi ba tuần. Một mình mà mua nhiều nên mình đặt online cho tiện, đỡ phải mang vác cồng kềnh”, Khoa chia sẻ thêm vài “bí kíp” lưu giữ thực phẩm lâu mà không bị hư hỏng tìm tòi được trong thời gian ở nhà.

Tương tự, chị Kiều Minh (TP. Thủ Đức, TP.HCM) cũng chọn cách ngồi nhà dạo chợ online. Truy cập vào ứng dụng quen thuộc, chị Minh thoải mái lựa chọn đủ mặt hàng, từ rau củ, thịt cá, gia vị, mua thêm một số thực phẩm chế biến sẵn cấp đông để ăn trong 5 - 7 ngày.

“Trước đây mình đi chợ mỗi ngày, chưa đặt hàng trực tuyến bao giờ vì trông phức tạp quá. Đợt rồi chợ đóng cửa, mình mua online là chủ yếu. Cứ vài ba hôm lại lên GrabConnect xem có nông sản nào mới không để đặt mua. Rau củ tươi ngon, đảm bảo mà mình toàn lấy số lượng lớn nên giá tốt lắm. Giờ được tự do đi lại rồi nhưng mình vẫn chuộng đặt online hơn, không cần chen lấn mà còn có nhiều lựa chọn nữa”, chị Minh nói.

Mua sỉ nông sản từ vườn trên ứng dụng

Thói quen mua sắm, dự trữ thực phẩm qua các kênh trực tiếp hay trực tuyến đều giúp người tiêu dùng tận dụng bình ổn giá và nhận nhiều khuyến mại khi mua hàng số lượng lớn.

Mới đây, Grab tiếp tục triển khai dự án GrabConnect, đáp ứng nhu cầu mua nông sản số lượng lớn thông qua ứng dụng công nghệ. Với mạng lưới nguồn cung đa dạng và danh mục thực phẩm phong phú, GrabConnect kết nối nông sản tươi từ các hợp tác xã, vùng nuôi trồng địa phương đến với người dùng và đối tác cửa hàng ở TP.HCM. Rau củ, trái cây, trứng… chất lượng chuẩn được bán theo combo với số lượng vừa và lớn, giá cả và sản lượng ổn định.

Chương trình được đánh giá đáp ứng nhu cầu dự trữ thực phẩm trong gia đình, mua chung cho nhóm lớn hay cung cấp nguồn nguyên liệu đảm bảo cho các đối tác cửa hàng, nhà hàng. 

Người dùng có thể mua đa dạng nông sản tươi, chất lượng với số lượng lớn và nhận nhiều ưu đãi từ GrabConnect

“Mình quen đặt món trên Grab, hồi tháng 6 cũng đã mua vải thiều Bắc Giang trên GrabConnect nên an tâm về chất lượng. Ứng dụng cũng thường xuyên có các khuyến mãi freeship, giảm giá món. Lần nào mình cũng đặt số lượng lớn rồi chia sẻ với bạn bè, hàng xóm, áp thêm mã giảm giá nữa nên tính ra rẻ hơn nhiều so với mua trực tiếp tại cửa hàng”, Phương Trinh (ngụ TP.HCM) tâm đắc sau khi mua 30kg thanh long ruột đỏ chỉ với hơn 500.000 đồng.

Chương trình cũng hỗ trợ các đối tác cửa hàng tìm mua nguyên vật liệu dễ dàng, chất lượng và nhanh chóng, san sẻ những khó khăn ngày đầu tái hoạt động. Ngay từ hồi tháng 8, khi việc nhập hàng khó khăn, anh Hồ Hoàng Thám (chủ hệ thống nhà hàng chay Bà Xã, TP.HCM) đã thường xuyên lên GrabConnect để mua cải thảo, khoai tây, cà rốt… về nấu món chay, làm nước ép, trung bình mỗi lần đặt khoảng 80kg.

“Nhà hàng mình đặt tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu, nên nông sản phải có xuất xứ rõ ràng. Các loại rau củ đặt trên GrabConnect được đóng gói sạch sẽ, đạt chất lượng cao, không hư hao, có độ tươi ngon”, anh Thám nói cho biết, anh cũng mới đặt mua thêm một đơn hàng nông sản mới trên GrabConnect, dự kiến sẽ giao tới trong hai ngày.

Những thay đổi trong hành vi mua sắm sau đại dịch đặt ra thách thức song cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá và dịch vụ. Sự ứng biến nhanh chóng của các đơn vị như Grab kỳ vọng sẽ tiếp tục mang đến trải nghiệm mua sắm an toàn, thuận tiện cho người tiêu dùng hậu giãn cách.

Chuyển đổi số nền nông nghiệp, vải thiều Bắc Giang "rộng đường" tiêu thụ
Đổi mới kênh bán hàng, đặc biệt qua các ứng dụng đi chợ hộ... đang là một trong những đòn bẩy giúp đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều Bắc Giang...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư