-
Nhiều quy định đột phá về đầu tư sắp đi vào cuộc sống -
Bình Định: Lộ diện chủ đầu tư thực hiện dự án khu du lịch hơn 2.500 tỷ đồng -
Điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị để mở rộng dư địa phát triển -
Tăng phần vốn nhà nước tại Dự án sân bay Sapa lên 49,16% tổng mức đầu tư -
Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Quân đội nhân dân Việt Nam - Điểm tựa vững chắc đưa đất nước tiến vào Kỷ nguyên mới
Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) TP.HCM vừa có Báo cáo số 11843/SGTVT-KH gửi UBND TP. HCM về việc đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị theo mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng.
TP.HCM đang tính phương án khai thác quỹ đất dọc tuyến và xung quanh nhà ga các tuyến metro để có thêm vốn đầu tư cho đường sắt đô thị - Ảnh: Anh Quân |
Sở GTVT TP. HCM cho biết, theo quy hoạch giao thông vận tải TP. HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 Thành phố có 8 tuyến metro.
Tuy nhiên, đến nay Thành phố đang xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) với tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Dự án này sau nhiều lần trễ hẹn, mới đây TP.HCM xin gia hạn hoàn thành vào tháng 12/2023.
Còn đối với tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) có tổng mức đầu tư gần 47.900 tỷ đồng đến nay mới làm được nhà điều hành ở depot (nhà ga và trạm bảo dưỡng) Tham Lương, các hạng mục chính vẫn chưa được khởi công. Dự án này cũng đã trễ hẹn nhiều năm, mới đây TP.HCM xin gia hạn dự án hoàn thành vào năm 2030.
Bên cạnh 2 tuyến đang xây dựng, 6 tuyến metro còn lại của TP.HCM đang trong giai đoạn nghiên cứu, xúc tiến mời gọi đầu tư. Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, Sở GTVT TPHCM đề xuất ưu tiên vốn để đầu tư 6 tuyến metro này từ nay đến 2035 với tổng nhu cầu vốn hơn 200.000 tỷ đồng.
Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, vốn ODA đang khó vay do Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Đó là chưa kể việc quản lý, sử dụng vốn ODA để xây dựng các tuyến đường sắt còn vướng mắc, bất cập dẫn đến chậm tiến độ.
Vì vậy, Sở GTVT TP. HCM đề xuất phương án khai thác quỹ đất dọc tuyến và khu vực xung quanh nhà ga metro (trong khu vực bán kính 500 m) để huy động vốn xây dựng các tuyến metro mới.
Để phục vụ khai thác quỹ đất khu vực xung quanh các nhà ga metro, Sở GTVT TP.HCM kiến nghị UBND Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc khẩn trương cập nhật vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060.
Đồng thời, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND TP. HCM phương án, kế hoạch huy động nguồn vốn, trong đó có phương án khai thác quỹ đất vùng phụ cận xung quanh các nhà ga đường sắt đô thị để tạo nguồn vốn đầu tư cho 6 tuyến mới.
-
Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Quân đội nhân dân Việt Nam - Điểm tựa vững chắc đưa đất nước tiến vào Kỷ nguyên mới -
Phát lệnh triển khai xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C -
Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024