
-
Vietcombank cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đổi quà để lấy thông tin thẻ ngân hàng
-
Sau bão số 3, Hà Nội triển khai phương án ứng phó mưa lớn và sạt lở
-
Thủ đoạn gian lận thuế qua khai báo sai mục đích
-
Bão số 3 làm 99 căn nhà của người dân ở An Giang bị sập và tốc mái -
Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58: Doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến chi trả hơn 14,2 tỷ đồng
TP.HCM vừa tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố.
Theo UBND TP.HCM, ở giai đoạn 1 của Chiến lược trên (từ năm 2016 đến năm 2020), cơ quan chức năng Thành phố phát hiện 74 vụ với 163 đối tượng tội phạm về tham nhũng, chức vụ. Vi phạm ở giai đoạn này được phát hiện xảy ra chủ yếu ở các lĩnh vực đất đai, xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước (nhất là các doanh nghiệp có vốn góp nhà nước..).
Cũng giai đoạn trên, Thành phố đã phát hiện 7.527 vụ với 7.013 đối tượng phạm tội và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế với phương thức, thủ đoạn chủ yếu như mua bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép, trốn thuế, gian lận thuế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi chiếm đoạt số tiền thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước..
![]() |
Trương Mỹ Lan và đồng phạm tại Tòa |
Nhưng tới giai đoạn 2 (từ năm 2020 đến năm 2025), với loại hình tội phạm tham nhũng, chức vụ, Thành phố đã phát hiện 228 vụ với 488 đối tượng, tăng 154 vụ so với giai đoạn 1.
Các hành vi vi phạm của loại tội phạm này chủ yếu là: Lãng phí, tiêu cực, trục lợi chính sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, giải ngân vốn đầu tư công, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn Thành phố; Tham ô tài sản, đưa nhận, hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng (Vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát); Tham nhũng, trục lợi liên quan đến các công tác phòng, chống dịch Covid-19, liên quan đến công tác đấu thầu, mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á xảy ra trên địa bàn Thành phố; Đưa hối lộ và nhận hối lộ tại các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
Với loại hình tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế, Thành phố phát hiện 172 vụ/555 đối tượng, chủ yếu hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, gian lận thương mại qua cảng Cát Lái, ICD Phước Long, Hiệp Phước, cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; buôn lậu xăng dầu; lợi dụng tình hình “sốt” đất trên địa bàn Thành phố và các tỉnh giáp ranh để mua đất nông nghiệp, lập bản vẽ quy hoạch nhưng không được phê duyệt, sử dụng thủ đoạn gian dối trong việc đưa thông tin về dự án để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng mua đất.

-
TP.HCM: Tội phạm tham nhũng, chức vụ bị phanh phui tăng gấp hơn 3 lần -
Khi công lý được thực thi, niềm tin… vỡ òa - Bài 3: Domino mảnh vỡ niềm tin -
Chủ tịch Hà Nội ban hành Công điện khẩn, triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó bão số 3 -
Miễn giảm tiền thi hành án cho 621 trái chủ Vạn Thịnh Phát -
TP.HCM: Tiến độ dự án trọng điểm ảnh hưởng do chênh lệch lớn giữa các phương án di dời lưới điện -
Công an Bắc Ninh ra quân thực hiện cao điểm xử lý vi phạm về giao thông -
Tập đoàn Thuận An đấu thầu bằng... thỏa thuận ăn chia
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics