Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
TPHCM xin cơ chế đặc thù phân cấp phê duyệt đầu tư các dự án metro
Nam Đàn (VGPNews) - 19/06/2018 14:00
 
Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến, thời gian xem xét và phê duyệt danh mục tài trợ các dự án đường sắt đô thị (gọi tắt là metro) trên địa bàn của các bộ, ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phù khá chậm, mất từ 2 - 3 năm nên khi dự án triển khai thường phải điều chỉnh lại thiết kế, tổng mức đầu tư.
Tuyến metro số 1 của TPHCM hiện mới thi công được 53% khối lượng. Ảnh minh hoạ
Tuyến metro số 1 của TPHCM hiện mới thi công được 53% khối lượng. Ảnh minh hoạ

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nêu trên, TPHCM kiến nghị Trung ương nghiên cứu cơ chế, chính sách đặc thù để phân cấp, phân quyền cho thành phố trong việc quyết định phê duyệt các dự án metro.

Mặt khác, các dự án metro thường có vốn đầu tư lớn (hàng tỷ USD), tính chất phức tạp và đang được tài trợ từ các quốc gia có công nghệ khác nhau nên khó đảm bảo việc kết nối giữa các tuyến. Vì vậy UBND TPHCM cũng kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sớm nghiên cứu và ban hành quy chuẩn kỹ thuật dùng chung, làm cơ sở triển khai việc tích hợp và kết nối giữa các tuyến metro.

Theo quy hoạch, TPHCM có 8 tuyến metro và vành khuyên, 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt 1 ray với tổng chiều dài 220 km, tổng vốn đầu tư ước tính gần 25 tỷ USD.

Riêng đối với tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), được thực hiện từ tháng 2/2007, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2019. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện đang chậm, tổng thể khối lượng thi công mới đạt 53%. Do đó, dự án được lùi thời gian hoàn thành vào năm 2020.

Về công tác giải ngân, đến nay số vốn giải ngân cho các đơn vị thi công mới đạt 15.069 tỷ đồng (bằng 31,8%). Trong khi đó, tổng mức đầu tư đã được điều chỉnh tăng 87% (từ 17.388 tỷ đồng được phê duyệt ban đầu lên 47.325 tỷ đồng). Hiện dự án này đã được trình Quốc hội đề nghị xem xét, có ý kiến thống nhất về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Cũng theo UBND TPHCM, một trong những khó khăn lớn hiện nay là cơ chế tài chính dự án còn vướng do giá trị vay lại chưa được xác định vì ý kiến Bộ Tài chính còn có sự khác biệt so với hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải. Công tác giải ngân vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương chưa xác định được tỷ lệ phân bổ do Quốc hội chưa có ý kiến về tổng mức đầu tư điều chỉnh.

Đến nay, TPHCM đã tạm ứng ngân sách khoảng 1.000 tỷ đồng để thanh toán khối lượng đã thực hiện cho các nhà thầu.

Có thể áp dụng hợp đồng BT, BOT trong huy động đầu tư hệ thống metro Hà Nội
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về chủ trương đầu tư 3 dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị Hà...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư