-
Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh -
Doanh nghiệp xuất khẩu đĩa giấy sang Mỹ chịu thuế CBPG tạm thời lên tới 159,79% -
Chủ tịch An Phát Holdings từ nhiệm; VNG có quyền tân Tổng giám đốc; Chủ tịch HĐQT ACV ra mắt -
Đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực ASEAN -
KN Holdings đẩy mạnh quảng bá lĩnh vực golf và dịch vụ tại ITE HCMC 2024 -
Tập đoàn An Phát Holdings thay đổi lãnh đạo cấp cao
Trao đổi tại diễn đàn "Phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics và xu hướng tại Việt Nam" được tổ chức ngày 16/5 tại TP.HCM, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho biết, doanh nghiệp trong ngành hiện đã rất thiếu nhân lực, song tình trạng này đang tăng lên và dự kiến sẽ thiếu hàng triệu lao động trong thời gian tới.
Diễn đàn "Phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics và xu hướng tại Việt Nam" |
Cụ thể, giai đoạn 2017 - 2020, ngành logistics Việt Nam cần thêm khoảng 200.000 lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn, kỹ năng và trình độ tiếng Anh. Đến năm 2030, con số sẽ là 2 triệu lao động từ cao cấp đến phổ thông, có trình độ chuyên môn, công nghệ thông tin, tiếng Anh... để đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Theo ông Hiệp, tốc độ tăng trưởng mỗi năm là trên 10% song nguồn nhân lực của ngành logistics Việt Nam chủ yếu do các doanh nghiệp tự đào tạo, trong khi các chương trình đào tạo chính quy chỉ mới thực hiện vài năm gần đây nên đã dẫn đến việc không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển.
Một khảo sát chuyên sâu của VLA về hiện trạng và giải pháp cho công tác phát triển nguồn nhân lực trong ngành logistics Việt Nam vừa được công bố cho thấy, 92% nhân viên làm việc tại doanh nghiệp logistics trong nước thực hiện công việc khai báo hải quan, 86,5% làm giao nhận hàng hóa tổng hợp, 86,5% thực hiện nhiệm vụ hành chính logistics, 64,9% điều hành vận tải...
Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp logistics trong nước có quy mô nhân lực nhỏ, số doanh nghiệp có nhiều lao động có tỷ lệ không cao. Cụ thể, với hơn 30.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước nước, nhưng có đến 32,4% doanh nghiệp có dưới 50 nhân viên, khoảng 18,9% doanh nghiệp có từ 50-100 lao động, chỉ 10,8% doanh nghiệp có từ 1.000 lao động trở lên...
Ở góc độ doanh nghiệp, đại diện Công ty TNHH Mai Hân cho biết, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi muốn tuyển thêm nhân sự, nhất là những người có chuyên môn và tiếng Anh chuyên ngành. Do đó, doanh nghiệp tuyển người rồi sau đó phải đào tạo lại rồi mới sử dụng. Việc này khiến doanh nghiệp rất tốn kém về chi phí và thời gian.
Trong khi đó, đại diện một doanh nghiệp vận tải tại TP.HCM chia sẻ, doanh nghiệp này phải trả cho một công nhân điều khiển xe nâng là 12 triệu đồng/tháng, tức là ở mức cao hơn so với mặt bằng chung, thế nhưng tìm mãi vẫn chưa kiếm được người.
Theo nhìn nhận, các doanh nghiệp logistics hiện rất thiếu nguồn nhân lực, có đến 70% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực logictics, từ các nhân sự quản lý cấp cao đến lao động phổ thông...
Đến năm 2030, dự kiến ngành logistics thiếu khoảng 2 triệu lao động |
Nguyên nhân chính được nhìn nhận là các kỹ năng mà sinh viên được đào tạo không gắn kết với nhu cầu của thị trường lao động. Do đó, khi họ ra trường, chỉ được sắp xếp vào những vị trí tay nghề thấp với mức lương khiêm tốn, trong khi các nhà tuyển dụng lại phải đầu tư đào tạo lại nhân viên.
"Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực logistics rất cao, tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp các trường nghề không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng về cả chất lượng và số lượng”, ông Hiệp nói và nhấn mạnh, xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam đòi hỏi sự tham gia và cam kết tích cực của nhiều bên liên quan.
Các doanh nghiệp cũng kỳ vọng trong thời gian tới bài toán “khát” nhân lực này sẽ phần nào được giải khi đã khi đã có sự liên kết giữa các doanh nghiệp và trường học.
-
Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh -
Việt Nam xuất khẩu nước trái cây sang Pakistan -
Doanh nghiệp xuất khẩu đĩa giấy sang Mỹ chịu thuế CBPG tạm thời lên tới 159,79% -
Chủ tịch An Phát Holdings từ nhiệm; VNG có quyền tân Tổng giám đốc; Chủ tịch HĐQT ACV ra mắt
-
Biwase được cấp thêm gần 16.000 tỷ đồng nguồn vốn giá rẻ để phát triển nguồn nước sạch -
Đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực ASEAN -
6 thương hiệu chủ chốt của Vingroup được vinh danh trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024 -
PV Power dự định làm 1.000 trạm sạc xe điện đến năm 2035 -
KN Holdings đẩy mạnh quảng bá lĩnh vực golf và dịch vụ tại ITE HCMC 2024 -
Tập đoàn An Phát Holdings thay đổi lãnh đạo cấp cao -
Tín hiệu tích cực về phục hồi của thương mại hàng hóa toàn cầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng