-
Lo ngại ách tắc giao thông, doanh nghiệp cung ứng hàng Tết tìm kiếm giải pháp -
Doanh nghiệp né rủi ro thị trường xuất khẩu -
Xuất khẩu sang châu Mỹ thắng lớn -
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường
Chôm chôm, bòn bon, me của Thái Lan đang được người tiêu dùng chọn lựa thay cho trái cây Trung Quốc. Ảnh: Hồng Châu. |
Khảo sát của PV tại các chợ TP HCM cho thấy, lượng trái cây nhập khẩu từ Thái Lan sang Việt Nam đang có dấu hiệu gia tăng.
Bà Vân, tiểu thương chợ Bà Chiểu cho biết, nguyên nhân chính là do thời gian gần đây trái cây Trung Quốc ít được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, nên sức mua giảm sút.
"Thay vì lấy một lượng lớn táo, cam từ Trung Quốc như trước thì nay tôi bán hàng Thái Lan nhiều hơn. Một số loại như bòn bon, măng cụt số lượng bán ra tăng gấp đôi so với hàng Trung Quốc", bà Vân chia sẻ.
Còn cô Thanh, tiểu thương tại chợ phường 25 (Quận Bình Thạnh) cũng cho hay, hiện cô đã không còn nhập hàng Trung Quốc về bán mà thay vào đó là trái cây nội địa và một số hàng Thái như me, xoài...
Riêng anh Hoàng, tiểu thương chuyên buôn trái cây ngoại tại chợ đầu mối cho biết, sức mua các sản phẩm Thái Lan đã hơn hẳn so với các loại trái cây nhập khẩu khác. Riêng trái cây Trung Quốc, lượng hàng bán ra giảm khoảng 20%.
"Nếu trước đây, trái cây Trung Quốc bán ra tăng mạnh về số lượng thì nay giảm đi 10-20% vì người tiêu dùng đang ngày càng thiếu mặn mà với sản phẩm này. Năm trước lấy hàng về ngày nào hết ngày ấy, nhưng gần đây các loại táo, cam nhập từ Trung Quốc chúng tôi phải dự trữ trong kho lạnh lâu hơn vì khó tiêu thụ", Anh Hoàng nói.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết, lượng rau quả về chợ trung bình 2.700 tấn một đêm, trong đó, có 1.300 tấn trái cây (410 tấn là trái cây nhập khẩu). Hàng Thái Lan đang lấn át hàng Trung Quốc về sức mua. Do vậy, thời gian gần đây lượng trái cây Trung Quốc về có giảm so với trước.
"Thông tin một số rau quả nhập từ Trung Quốc có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép khiến nhiều doanh nghiệp giảm nhập khẩu và tìm nguồn thay thế từ Thái Lan hoặc châu Âu", bà Hà cho hay.
Bà cũng cho biết thêm, tiểu thương chỉ nhập một số loại trái cây đặc trưng từ Trung Quốc như táo, cam, và nho. Riêng một số mặt hàng như sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, me, măng cụt, xoài đều từ Thái.
Giá cả các sản phẩm Thái Lan cũng đang ở mức ổn định, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Cụ thể, bòn bon Thái Lan tại chợ đầu mối dao động quanh mức 30.000-35.000 đồng một kg, chôm chôm 18.000-20.000 đồng, me 62.000 đồng, xoài 27.000 đồng...
Trong khi đó, đại diện một số siêu thị như Big C, Co.opmart cho biết hoàn toàn không bán rau, quả từ Thái Lan.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam đạt 309,5 triệu USD. Trong đó, mặt hàng đến từ Thái Lan chiếm 34,2% tổng kim ngạch nhập khẩu với 106 triệu USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn lượng hàng đến từ Trung Quốc lại giảm trên 5%, xuống còn 71,35 triệu USD, chiếm 23% tổng kim ngạch nhập khẩu. Thái Lan đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam. Trước đó, Trung Quốc luôn là nước chiếm lĩnh thị trường rau củ, trái cây nhập khẩu của Việt Nam.
Hoa quả nhập khẩu thiệt hại vì tin đồn Cục Bảo vệ Thực vật đã khẳng định táo Australia và New Zealand đang được nhập chính ngạch về Việt Nam, nhưng nhiều đầu mối kinh doanh vẫn lao đao vì tin đồn hàng không rõ nguồn gốc. |
Phát hiện 300 tấn hoa quả Trung Quốc nhiễm độc tuồn sang Việt Nam () Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã phát hiện 17 lô hàng vi phạm. Trong đó có 8 loại gồm 6 loại trái cây và 2 loại củ từ Trung Quốc chứa chất độc hại bao gồm: Nho tươi, chanh tươi, hồng quả, cà rốt, táo, cam tươi, quýt tươi và củ cải trắng. |
Cảnh báo về thuốc ép chín hoa quả nguồn gốc Trung Quốc Bộ NNPTNT đưa ra cảnh báo về các loại thuốc nhập lậu ép chín trái cây non đang diễn ra tràn lan trên thị trường. Nhiều loại trái cây như chuối, mít, xoài, bưởi, hồng xiêm, đu đủ… được ép chín tạo ra mã ngoài rất đẹp nhưng chất lượng không ra gì. |
Hồng Châu (Vnexpress)
-
Xuất khẩu cao su lập kỷ lục thu 3,4 tỷ USD, triển vọng năm 2025 vẫn tích cực -
Quảng Ninh kích cầu tiêu dùng những ngày đầu năm 2025 -
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh -
Cơ hội thưởng thức bò Wagyu "sang chảnh" với giá thành phải chăng -
Cần làm gì để tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu? -
Xăng tăng giá lần thứ 3 liên tiếp từ đầu năm 2025 -
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng vượt bậc nhờ chiến lược mở rộng thị trường
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng