-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Bài 1: Vòng xoáy phòng vệ thương mại
Sự phức tạp trong chiến lược thương mại của đối tác lớn, sự bất định của thị trường thế giới, cùng diễn biến khó lường của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến cả thế giới ngộp thở đang đặt doanh nghiệp Việt Nam vào thế bất an, nhất là khi năng lực phòng vệ của Việt Nam chưa đủ mạnh...
Mặt hàng cá tra của Việt Nam bị áp thuế như cơm bữa tại Mỹ. Trong ảnh: Dây chuyền chế biến hàng xuất khẩu tại Nhà máy Casimex Cần Thơ. Ảnh: Đức Thanh |
Nỗi ám ảnh mang tên... thép
Trong khi thị trường thế giới nóng nguội bất thường với những tuyên bố đảo chiều trong mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung, thì tại Việt Nam, thông tin Tập đoàn Hoà Phát được Ủy ban Chống bán phá giá Australia (ADC) tuyên bố “trắng án” trong vụ kiện chống bán phá giá thép dây cuộn nhập khẩu từ Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam vào nước này gây bất ngờ. Thông tin trên trở thành động lực sinh tồn cho các doanh nghiệp Việt đang loay hoay với hàng loạt vụ kiện thương mại ở Mỹ.
Trước đó, ngày 8/3 (giờ địa phương), Tổng thống Donald Trump đã ký lệnh áp mức thuế 25% đối với thép, 10% với nhôm nhập khẩu từ các nước vào thị trường Mỹ, trong đó có Việt Nam. Dẫu vậy, với tâm thế bình tĩnh, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát vẫn rất tin tưởng vào khả năng xuất khẩu thép Việt vào thị trường này, bởi Mỹ đang phải nhập khẩu khoảng 30% sản lượng thép của toàn thế giới. “Những công ty có giá thành, chính sách xuất khẩu tốt hoàn toàn có thể chịu được mức thuế đó”, ông Long cho biết.
Hòa Phát chính thức xuất khẩu thép sang Mỹ từ tháng 11/2016. Năm 2017, Tập đoàn đã xuất khẩu 147.000 tấn thép, chủ yếu tới Mỹ, Australia, Canada và ASEAN. Tuy nhiên, Tôn Hoa Sen (HSG), Tôn Nam Kim (NKG) và Tôn Đông Á mới là các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ, thép vào Mỹ lớn nhất của Việt Nam.
Khi bàn về vòng xoáy của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đồng ý rằng, động thái của Mỹ không ảnh hưởng nặng nề đến doanh nghiệp Việt, khi lượng thép Việt Nam xuất vào Mỹ chỉ chiếm 1,6% tổng sản lượng, với khoảng 500.000 tấn năm 2017, bởi lúc đó, Mỹ mới đang khởi xướng điều tra vụ tôn mạ, thép cán nguội.
Mới đây, ngày 21/5, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã quyết định thu thuế chống phá giá 199,76% và thuế chống trợ cấp 256,44% với mặt hàng thép cán nguội sản xuất ở Việt Nam, nhưng dùng chất nền có nguồn gốc Trung Quốc. Còn thép chống gỉ Việt Nam chịu mức thuế chống phá giá 199,43% và thuế chống trợ cấp 39,05%.
Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), kết luận trên của Mỹ chỉ nhằm vào các doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc. Nếu doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam chứng minh được việc sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước khác, thì sẽ được miễn trừ.
Còn nhớ năm 2015, Trung Quốc bán phá giá thép khiến giá nguyên liệu xây dựng này giảm mạnh, dẫn đến Mỹ quyết định áp 14 loại thuế chống bán phá giá và 10 loại thuế tự vệ lên sắt thép Trung Quốc trong năm 2016 và 2017. Điều này buộc Trung Quốc phải tìm cách tiêu thụ lượng thép dư thừa bằng việc đẩy mạnh xuất khẩu vào ASEAN. Trong đó, Việt Nam là thị trường nổi bật bởi có nhu cầu tăng mạnh và là một xưởng gia công thép xuất khẩu đi rất nhiều nước, bao gồm Mỹ.
“Vì vậy, Việt Nam cũng nằm trong ‘tầm ngắm’ của Chính phủ Mỹ, khi nước này cho rằng, Trung Quốc có thể đang dùng Việt Nam để né thuế phòng vệ thương mại”, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định.
Trước đó, ông Hồ Nghĩa Dũng từng cảnh báo, với việc Mỹ cho biết sẽ có ngoại lệ với một số quốc gia đáp ứng được các điều kiện nhất định trong lệnh áp thuế đối với thép và nhôm, thì doanh nghiệp Việt sẽ yếu thế trong cuộc cạnh tranh với doanh nghiệp các nước đó. Và dù doanh nghiệp có “trong sạch”, nghĩa là chứng minh được việc sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước khác, thì cũng khó tránh được ý đồ chủ quan của Mỹ trong cuộc chiến thương mại chưa có dấu hiệu ngưng với Trung Quốc.
Ẩn họa khôn lường
Cùng với thép, việc mặt hàng cá tra Việt Nam bị áp thuế tại Mỹ cũng diễn ra như cơm bữa. Dù vậy, quyết định mới đây của DOC về xem xét hành chính lần thứ 13 (POR 13) thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam (giai đoạn từ ngày 1/8/2015 đến 31/7/2016) lại gây sốc với mức thuế cao nhất từ trước tới nay.
Theo quyết định của DOC, 2 công ty của Việt Nam là Cadovimex II Seafoods và Hoang Long Seafoods chịu mức thuế chống bán phá giá ở mức 7,74 USD/kg, các doanh nghiệp còn lại chịu mức thuế 3,78 USD/kg. Hai doanh nghiệp này chịu mức thuế cao hơn gấp đôi so với thuế suất chung, vì “có những vấn đề không minh bạch về thuế”.
“Mức thuế 3,78 USD/kg gần tương đương với giá cá tra đang xuất khẩu vào Mỹ. Nếu phải chịu mức thuế này, doanh nghiệp Việt Nam không thể xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong thời gian tới”, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định.
Theo thống kê của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), đến nay, Việt Nam đã bị điều tra 128 vụ việc phòng vệ thương mại, con số chưa lớn nếu tính từ khi Việt Nam tham gia thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, các vụ việc có chiều hướng gia tăng trong vài năm trở lại đây. Chỉ trong năm 2017, Mỹ đã khởi xướng 2 vụ việc chống bán phá giá với sợi và tủ đựng dụng cụ, cùng 2 vụ việc tự vệ có liên quan đến hàng xuất khẩu của Việt Nam là máy giặt và pin năng lượng mặt trời.
Một số thị trường xuất khẩu lớn khác cũng đã khởi xướng các biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam. Chẳng hạn như Australia, trong 2 năm 2016 - 2017, đã khởi xướng 5 vụ việc phòng vệ thương mại với Việt Nam, trong đó có 2 vụ việc điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với thép mạ kẽm và nhôm ép.
Ngoài ra, ngày 25/4/2018, Cơ quan Biên phòng Canada (CBSA) đã ra kết luận cuối cùng vụ việc điều tra bán phá giá và trợ cấp với sản phẩm khớp nối ống bằng đồng có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam. CBSA xác định, sản phẩm này được trợ cấp và bán phá giá vào Canada với mức biên độ trợ cấp, biên độ bán phá giá là 30,6%, 159% và nước này sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Nếu trước đây, các mặt hàng bị áp dụng phòng vệ thương mại chủ yếu là thủy sản, hay các sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ như đinh, thép, thước đo…, thì nay đã mở rộng sang các nhóm hàng lớn. Chưa bao giờ, doanh nghiệp cần sự hậu thuẫn đắc lực của hiệp hội doanh nghiệp, sự xuất hiện đúng lúc của các cơ quan quản lý nhà nước như lúc này.
Thực tế, tới thời điểm này, Việt Nam mới sử dụng công cụ phòng vệ thương mại với 5 vụ kiện tự vệ và 2 vụ kiện chống bán phá giá. Các vụ kiện phòng vệ thương mại điển hình có thể kể tới là vụ kiện chống bán phá giá thép không gỉ năm 2013, vụ kiện chống bán phá giá thép mạ (tôn mạ) năm 2016...
Cùng với đó, Bộ Công thương đã có động thái mạnh mẽ với thị trường thép ống, thép dài, phân bón Việt Nam…, nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra với doanh nghiệp. Cũng đã có một số doanh nghiệp biết tận dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ mình. Song sự phức tạp trong chiến lược thương mại của nhiều đối tác lớn, sự bất định của thị trường thế giới và năng lực phòng vệ chưa đủ mạnh của Việt Nam khiến các doanh nghiệp Việt khá bất an...
“Đây chính là thách thức đòi hỏi cơ quan quản lý và doanh nghiệp ở một số ngành, lĩnh vực hay bị áp biện pháp phòng vệ thương mại phải liên kết để trụ vững trên sân nhà và cạnh tranh được tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm”, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết.
Chuyên gia tài chính Phạm Nam Kim, nguyên Giám đốc Ngân hàng bang Vaud (Thụy Sỹ) cho rằng, Việt Nam cần có đối sách để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực từ đòn trả đũa lẫn nhau của hai siêu cường quốc Mỹ - Trung. “Để tránh rơi vào tình thế khó xử, Việt Nam nên giữ vị thế trung lập kinh tế”, vị chuyên gia này nói.
(Còn tiếp)
-
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025