-
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng) -
Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp Hòa Yên tổng mức đầu tư 3.745 tỷ đồng -
Quảng Trị: Nhà đầu tư kiến nghị gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án trọng điểm -
Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng -
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công
Bài 2: Không thể tăng tốc bằng đôi giày cũ
Tiêu thụ nông sản nước ta đang rơi vào tình trạng báo động, điệp khúc “được mùa mất giá” khiến người nông dân ngày càng kiệt quệ. Mở rộng thị trường trở thành bài toán sống còn và hàng loạt FTA vừa được ký kết được coi là ngòi nổ kích hoạt thị trường tiêu thụ nông sản toàn cầu. Thế nhưng, cơ hội thực tế có như kỳ vọng, khi người nông dân vẫn giữ nguyên phương thức sản xuất cũ?
Câu chuyện quả vải và “giấc mộng” FTA
Đầu tháng 6/2015, thông tin quả vải Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang thị trường 6 nước (Nhật Bản, Malaysia, Australia, Mỹ, Israel, Singapore) khiến dư luận xôn xao. Theo dự kiến, năm 2015, sẽ có 1.000 tấn vải được xuất khẩu sang các quốc gia này.
Quả vải Việt Nam đã bắt đầu được xuất khẩu trực tiếp tới các thị trường chất lượng cao. Ảnh: Đức Thanh |
Dù con số trên còn rất nhỏ so với 200.000 tấn vải thu hoạch mỗi năm, song lại mang ý nghĩa rất lớn, bởi nó chứng tỏ công tác kiểm dịch của Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu kiểm dịch thực vật của những thị trường khó tính nhất. Đồng thời cũng cho thấy triển vọng mở cửa thị trường thời hội nhập.
Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết 11 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với nhiều đối tác lớn như các nước ASEAN, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, Lào, các nước thuộc Liên minh kinh tế Á – Âu... Hiện tại, 5 FTA khác đang trong quá trình đàm phán, trong đó có những FTA hết sức quan trọng như Việt Nam – EU, RCEPT (ASEAN + 6), TPP…
Chỉ tính riêng FTA giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu gồm 5 nước thì thị trường nông sản của Việt Nam đã đứng trước một tương lai không nhỏ, bởi thị trường này có quy mô lên tới 4.500 tỷ USD. Còn nếu TPP được ký kết, tiêu thụ nông sản Việt Nam có thể tăng hàng chục lần, bởi thị trường này chiếm tới 40% GDP và 1/3 tổng thương mại toàn cầu.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), quy mô tiêu thụ rau quả trên thế giới lên tới hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm, trong khi, Việt Nam mới xuất khẩu được 1,5 tỷ USD năm 2014. Nếu tận dụng tốt cơ hội, các FTA sẽ tạo ra một “vụ nổ Big Bang” cho xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, với phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện nay, “vụ nổ Big Bang” từ các FTA, có thể vẫn chỉ là một giấc mộng.
Ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, để đưa được quả vải, quả nhãn xuất khẩu sang Australia, Nhật, thì Việt Nam phải mất 10 năm để chuẩn bị. Không chỉ trồng, chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy trình nghiêm ngặt, Việt Nam còn phải chiếu xạ hoa quả theo bản đồ chiếu xạ đúng chuẩn thì mới đáp ứng được yêu cầu kiểm dịch thực vật của Australia và Mỹ.
Chính ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương cũng đã phải thừa nhận, thông thường, đối với các thị trường khó tính, “để đưa một mặt hàng nông sản mới của Việt Nam sang thường phải mất 5-8 năm, có khi còn lâu hơn”.
Không thể tăng tốc bằng đôi giày cũ
Ông Đinh Quyết Tâm, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi ong Việt Nam cho hay, ông không mấy kỳ vọng về các FTA.
“Theo FTA ký kết giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thuế nhập khẩu mật ong Việt Nam vào Hàn Quốc sẽ giảm tới mức 0%. Tuy nhiên, tôi cho rằng, mật ong Việt Nam vào Hàn Quốc sẽ phải vượt qua nhiều rào cản phi thuế quan, cùng với đó sẽ là những quy định về kiểm dịch động thực vật rất ngặt nghèo. Thực tế, năm 2008, FTA Việt Nam – Nhật Bản đã được ký kết, nhưng xuất khẩu không tăng được là bao, bởi mật ong của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của Nhật Bản”, ông Tâm nói.
Cũng như mật ong, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đang có nguy cơ bỏ lỡ “cơ hội vàng” mà các FTA mang lại.
Lý do là, sản phẩm không đạt chất lượng, xuất phát từ mô hình sản xuất nông nghiệp manh mún và thiếu liên kết.
Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng, để tận dụng cơ hội mà FTA mang lại, Việt Nam cần đổi mới toàn diện, chứ không thể tiến nhanh trên đôi giày cũ, chật hẹp.
Bấy lâu, người nông dân Việt Nam vẫn tự hào là có kinh nghiệm lâu đời. Tuy nhiên, để chiếm lĩnh những thị trường khó tính, TS. Đào Thế Anh, chuyên gia nông nghiệp cho rằng, cần phải “dạy người nông dân cách làm nông”, bởi để vươn tới ngành công nghiệp nông nghiệp, người nông dân không thể sản xuất theo cách làm truyền thống, mà phải hướng tới nông nghiệp công nghệ cao.
Đây cũng là lý do trong đề án tái cơ cấu của mình, tỉnh Đồng Tháp đã cử nông dân sang “vương quốc hoa” Hà Lan để học cách trồng hoa. Tương tự, Tập đoàn TH true MILK khi mới triển khai dự án bò sữa công nghệ cao tại Nghệ An cũng đã phải thuê nông dân của Israel sang Việt Nam để đích thân chăm sóc bò sữa.
Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, theo TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, lỗ hổng lớn nhất của nông nghiệp là thiếu mối liên kết.
“Chúng ta phải thay đổi lại toàn bộ cách tổ chức hệ thống thị trường trong cả nước để nối kết với nền hàng hóa sản xuất lớn và với thị trường toàn cầu hóa thật sự theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Trong mối quan hệ kết nối đó, doanh nghiệp phải là người đi đầu”, TS. Đặng Kim Sơn nói.
Việc liên kết, hợp tác 4 nhà từ lâu đã được Chính phủ quan tâm. Tuy nhiên, cảnh “bẻ kèo” của cả nông dân và doanh nghiệp liên tục diễn ra, do hai bên chưa có mối quan hệ ràng buộc khiến mô hình này thất bại, vì thế, cho đến nay, dù rất muốn, song nhiều doanh nghiệp vẫn hết sức ngại ngần. Ông Ngô Tùng Anh, Giám đốc Dự án mắc ca của Công ty IDT cho hay: “Để làm ra những sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn quốc tế, yếu tố quyết định là phải sản xuất theo chuỗi. Chúng tôi sẵn sàng bỏ vốn, phân bón, cây giống… để đầu tư cho người dân trung và dài hạn, sẵn sàng bao tiêu sản phẩm. Song làm sao chúng tôi dám chắc chắn rằng, khi có thu hoạch, người dân sẽ bán cho chúng tôi? Trong mối liên kết chuỗi, địa phương cần phải chủ động đứng ra đàm phán với người dân, doanh nghiệp chúng tôi không thể đi đàm phán với 10.000 nông dân được. Nếu có mô hình liên kết hiệu quả và được chính quyền bảo lãnh, doanh nghiệp sẽ chẳng để lỡ cơ hội”, ông Tùng Anh nói.
Bài 3: Chúng ta đang hỗ trợ nông dân sai hướng
-
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công -
Sửa luật để thêm ưu đãi đón “đại bàng” -
Hưng Yên thu hút các dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao -
Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long -
TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch -
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam