-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ
Ảnh: insideretail.asia. |
Những năm 20, 30 tuổi là khoảng thời gian thật thú vị. Bạn bắt đầu xây dựng cuộc sống mà bạn tưởng tượng cho chính mình, hoặc bạn đang tìm kiếm những trải nghiệm mới trong công việc, xã hội và học tập. Tuy nhiên, rất nhiều người quên khám phá và làm chủ một trong những điều quan trọng nhất để xây dựng tương lai mà mình muốn: hiểu biết về tài chính và lập kế hoạch tài chính. Kết quả, bạn có thể bay cao, nhưng không có một mạng lưới an toàn.
Dưới đây là một số sai lầm tài chính mà lứa tuổi 20, 30 cần tránh, theo liệt kê của Business Insider:
1. Để tiền ở đúng chỗ chúng có thể rơi - tức là bạn không có ngân sách
Những công việc đầu tiên mang lại cảm giác tuyệt vời, bạn kiếm ra tiền và đó là tiền của bạn để chi tiêu. Và thường xuyên, bạn tiêu cho đến hết.
Lập ngân sách có thể hạn chế chi tiêu hiện tại nhưng lại mang lại cho bạn nhiều tự do hơn vì bạn sẽ không tiêu quá tay vào những lĩnh vực bạn không quan tâm. Nhờ thế, bạn có tiền mình cần cho những gì quan trọng.
Ngân sách giúp bạn hiểu nên đầu tư tiền vào chỗ nào, ví dụ mua hàng có chất lượng và nên tiết kiệm ở chỗ nào, ví dụ mua xe đã qua sử dụng.
2. Sống không biết ngày mai: Sống bằng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng giúp bạn chi tiêu thuận lợi, nhưng cũng có nguy hiểm là đôi khi bạn sẽ tiêu quá số tiền bạn thực sự có.
Thanh toán hết dư nợ thẻ tín dụng sau mỗi tháng không chỉ giúp bạn đảm bảo ngân sách của mình mà còn không phải chịu khoản lãi suất phát sinh. Đồng thời bạn cũng tạo được đánh giá tín dụng tốt nếu sau này muốn mượn tiền.
3. Sống trên sĩ diện: Không trả tiền cho mình trước
Tất cả những bạn trẻ chúng tôi phỏng vấn đều kêu lương thấp nhưng lại có những phòng tập đẹp, đội bóng ưa thích và máy làm bỏng ngô. Những thứ này tiếc rằng lại tiêu tốn của họ rất nhiều tiền.
Hãy tạo cho mình một kế hoạch tiết kiệm và trả tiền cho chính mình trước khi theo đuổi phong cách sống như kỳ nghỉ và giày dép đắt tiền. Kế hoạch đó nên bao gồm tiết kiệm cho các mục tiêu ngắn hạn, cho một quỹ khẩn cấp, và cho nghỉ hưu. Tiết kiệm cho nghỉ hưu là một chặng đường dài, bạn càng bắt đầu sớm bạn càng khai thác được sức mạnh của lãi suất gộp. Hãy góp tiền cho các khoản tiết kiệm trước khi bạn bắt đầu chi tiêu.
4. Sống bếp bênh: Không có quỹ khẩn cấp
Mặc dù khó tưởng tượng rằng bạn cần quỹ khẩn cấp khi bạn còn trẻ và chỉ mới bắt đầu đi làm, nhưng không ai biết tương lai có thể mang lại điều gì. Điều đơn giản như xe bị hỏng cũng có thể là một thách thức lớn nếu bạn đang bí tiền.
Hãy xây dựng một quỹ khẩn cấp để giúp bạn có tiền tiêu, đề phòng cho những trường hợp bất ngờ xảy ra.
5. Sống mạo hiểm: Không có bảo hiểm y tế
Nhiều người trẻ tuổi có sức khoẻ tốt nghĩ rằng họ có thể bỏ qua bảo hiểm sức khỏe. Sức khỏe tốt không bảo vệ bạn khỏi những chấn thương thể thao tiềm ẩn, tai nạn giao thông... Chi phí y tế cao là nguyên nhân lớn nhất của phá sản cá nhân. Hãy tham gia những bảo hiểm y tế tốt nhất mà bạn có khả năng, bạn sẽ ngạc nhiên vì những lợi ích nhận được.
6. Sống tùy hứng: Không thiết lập các mục tiêu tài chính
Nếu không đặt ra mục tiêu, bạn sẽ khó đến đích. Bạn nên nghĩ đến mục tiêu muốn đạt được trong 1 năm, 5 năm, 20 năm và đảm bảo bạn đang đi trên đường đi tới đó.
Những mục tiêu đơn giản như "Tiết kiệm 20 đôla/tuần", hay phức tạp hơn: “Không phải làm thuê nữa, tự mình làm cho mình”... đều bắt đầu bằng nhận thức và thực hiện các bước nhỏ đầu tiên.
Đặt một vài mục tiêu, bạn có thể thay đổi sau đó. Nhưng nếu không đặt mục tiêu, bạn sẽ đi mà không biết đích đến đâu.
7. Không sát sao khi đầu tư tiền
Không bao giờ là quá muộn để trở thành một người hiểu biết về tài chính. Nhiều trang mạng cung cấp các mẹo, các lời khuyên giúp bạn tổ chức tài chính của mình. Có một cố vấn tài chính hướng dẫn là rất tốt nhưng mù quáng tin tưởng bất cứ ai đều nguy hiểm. Họ có thể đề nghị bạn sử dụng các sản phẩm tài chính của họ và không phải là sản phẩm tốt nhất cho bạn.
Vì thế, hãy đảm bảo cố vấn mà bạn tham vấn là người được uỷ thác, tức là người có nghĩa vụ pháp lý chỉ đề nghị các lựa chọn mà bạn quan tâm nhất.
Nếu tránh được các sai lầm này, bạn sẽ vừa tận hưởng những năm tháng tuổi trẻ tươi đẹp vừa xây dựng được một tương lai vững chắc.
-
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu