-
Start-up quốc tế chọn TP.HCM làm nơi thúc đẩy sáng kiến Net Zero -
Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải có hiệu lực từ ngày 5/1/2025 -
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh -
Chờ đợi danh mục xanh: Chuẩn bị sẵn để đón đầu -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu
Những bước chân đến trường của nhiều em nhỏ thêm phần vững vàng trên những cây cầu nối yêu thương |
Những khoảnh khắc không thể quên
Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, mọi người thường nhớ những khoảnh khắc, những ký ức đẹp trong năm qua. Với tôi, đó là tối ngày 20/1/2021 tại bản Xốp Kha, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương (Nghệ An), dự bữa cơm với dân bản mừng cây cầu mới - Cầu nối yêu thương số 38. Thời điểm đó, bản Xốp Kha còn chưa được đóng lưới điện, phải đốt lên những đống lửa lấy ánh sáng và sưởi ấm. Bữa liên hoan diễn ra giữa núi rừng, với gió lạnh và sương muối giăng đầy.
Càng về khuya trời càng lạnh, nhưng tôi và mọi người lại thấy ấm lòng và hân hoan bởi được tận mắt chứng kiến niềm vui của người dân nơi đây khi có một cây cầu vững chãi bắc qua con suối. Những lời ca, tiếng hát hào hứng cất vang trong bữa cơm hoàn công, xen lẫn tiếng cười nói vui vẻ.
Tôi nhớ, thời điểm tôi cùng đoàn công tác của Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong (Nhựa Tiền Phong) đến khánh thành cầu, Xốp Kha vẫn được gọi là “ốc đảo” ba không (không có điện lưới, thiếu nước sạch, thiếu giao thông kết nối) của huyện Tương Dương và thuộc diện đặc biệt khó khăn.
Nhắc lại để thấy, cầu Xốp Kha với mức kinh phí hơn 1 tỷ đồng, do Nhựa Tiền Phong tài trợ xây dựng có ý nghĩa như thế nào với người dân nơi đây. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” chính là như vậy. Trao đi đúng cách, đúng lúc, đúng nơi, đúng thời điểm sẽ mang lại những giá trị thiết thực và trân quý nhất!
Lại nhớ dịp khởi công cầu Bình Thể tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) - “Cầu nối yêu thương” số 100, cũng là một ký ức ấn tượng khác khi đồng hành cùng Nhựa Tiền Phong. Đó là một ngày đầu tháng 7/2022, mưa lớn, lũ đổ về, dòng suối Cổ Linh vốn hàng ngày hiền hòa, bỗng trở nên hung dữ. Toàn bộ lòng suối rộng hơn 20 m đầy ắp nước lũ, cuốn theo nhiều cây cối, đất đá và cả cây cầu cũ mà bà con vẫn đi lại.
Không chỉ cầu Bình Thể, cầu Nà Ui ở xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên (Lai Châu) cũng là một trong những cây cầu có điều kiện thi công rất khó khăn, phần vì đường sá xa xôi, phần vì thi công vào mùa mưa lũ. “Nơi khó khăn mới là nơi cần đến sự giúp đỡ nhất. Làm gì cũng phải xuất phát từ cái tâm. Có tâm thì sẽ đi cùng trách nhiệm thôi. Trước khi Nhựa Tiền Phong đủ lớn mạnh để có thể trao đi, thì Công ty đã được nhận rất nhiều”, ông Đặng Quốc Dũng, Chủ tịch HĐQT Nhựa Tiền Phong nói.
Ông Dũng giải thích thêm: “Nhờ phong trào kế hoạch nhỏ của các em thiếu niên, nhi đồng miền Bắc từ những năm 60 của thế kỷ XX, mà từng kg giấy vụn đã được quyên góp và đặt nền móng đầu tiên cho sự ra đời của Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong vào ngày 19/5/1960. Việc khởi xướng và thực hiện chương trình “Cầu nối yêu thương” từ năm 2017 là một trong những hoạt động tri ân mà Công ty triển khai”.
Trao đi là còn mãi
Trong lần gọi điện mới đây cho cô gái nhỏ nhắn Lô Thị Đài Trang, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Yên Hòa, huyện Tương Dương (Nghệ An), tôi rất vui mừng bởi thông tin mà cô chia sẻ: “Sau lễ khánh thành cầu, khoảng 2 tháng sau, bản được cấp điện. Có điện, có cầu, xe ô tô vào tận bản thu mua nông sản, giá thu mua cũng cao hơn, nên bà con tăng gia sản xuất, trồng thêm mít, sắn cao sản, tăng thêm diện tích trồng quế. Giờ trong thôn, nhà mới xây kiên cố nhiều lắm, không còn những ngôi nhà dựng bằng gỗ, tre, nứa”.
Cũng dịp cuối năm 2022, ông Đào Duy Thạch, Bí thư Đảng ủy xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng (Điện Biên) hồ hởi báo tin, Đề án phát triển kinh tế, du lịch hồ Ẳng Cang của xã được thực hiện thuận lợi. “Từ ngày cầu nối yêu thương số 80 tại bản Co En, xã Ẳng Cang được khánh thành (ngày 8/4/2022), đời sống người dân trong thôn thay đổi hẳn. Con em các bản xuống trung tâm học không còn phải lội suối, không phải nghỉ học mỗi khi cơn lũ tràn về. Hồ Ẳng Cang thuộc bản Mánh Đanh cũng đã đón được du khách trong và ngoài tỉnh đến khám phá”, ông Thạch cho hay.
Đây chỉ hai trong số 24 địa phương mà Nhựa Tiền Phong đã đến trao tấm lòng thiện tâm của mình. Dù là cây cầu có giá trị lớn hơn 3 tỷ đồng như cầu Nà Ui, Nậm Sỏ, Tân Uyên, Lai Châu; cầu Phú Trạch 1, Cẩm Sơn, Mỏ Cày Nam, Bến Tre, cho đến những cây cầu quy mô nhỏ vài trăm triệu đồng tại các tỉnh miền Tây sông nước, điều mà Nhựa Tiền Phong trao đi không phải là vật chất, mà là tấm chân tình, là tương lai phát triển cho các địa phương. Những đứa trẻ đã được an toàn đến trường trên cây cầu mới vững chắc, những chuyến xe tải đã có thể đến tận vườn để thu mua nông sản cho bà con.
Những chia sẻ của người dân tiếp thêm sức mạnh, lòng quyết tâm của những người đi xây cầu, để họ trèo đèo lội suối vượt hàng trăm cây số, bất chấp cái rét căm căm nơi vùng cao Tây Bắc, cái nắng như thiêu như đốt tại nhiều tỉnh miền Tây sông nước, để đi xây ngày càng nhiều “Cầu nối yêu thương”.
Những cây cầu vững chãi không ngừng được xây lên, để nỗi sợ khi mùa mưa đến mãi lùi xa vào dĩ vãng. Để những người như cụ ông Dương Văn Đúc ở cái tuổi xưa nay hiếm tại thôn Tông Trang, xã Vinh Quang (Tuyên Quang) vui mừng nói rằng: “Giờ chúng tôi không lo bị lũ cuốn trôi mất cầu nữa rồi”. Để niềm vui của những người như ông Trần Văn Dũng, 68 tuổi, ở ấp Long Trạch, xã Cẩm Sơn được nối dài: “Cuộc đời tôi có 2 niềm vui là đất nước thống nhất và có cây cầu mới đi. Với cây cầu mới này, tụi trẻ con sẽ không phải đi học xa hàng chục km nữa. Những người nghèo như chúng tôi cũng không phải tốn tiền đi đò để qua bên kia sông nữa...”.
Chung tay sẻ chia
Ông Thái Quốc Việt, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Thái Đức Minh - đơn vị thi công cầu cho Chương trình Cầu nối yêu thương đã có lần nói trong một chuyến đi khởi công: “Những công trình này không mang lại lợi nhuận cho công ty, nhưng điều tôi nhận được là tình cảm mà người dân nơi Cầu nối yêu thương được xây dựng dành tặng. Tôi thấy mình may mắn vì được đồng hành cùng với Nhựa Tiền Phong trên hành trình xây cầu, để đóng góp được chút gì đó cho người dân, làm việc có ý nghĩa cho cuộc đời”.
Trên hành trình xây Cầu nối yêu thương hơn 5 năm qua, Nhựa Tiền Phong nhận được sự đồng hành của Nhóm thiện nguyện Từ Tâm, Quỹ Cánh diều xanh, Quỹ Nguyễn Gia Thảo; các công ty Tín Kim, Đại Dũng, Đỉnh Vàng, Nguyên Cường, Định Tân, Bê tông Châu Thới 620, VietinBank, Deloitte Việt Nam, Thái Đức Minh… và rất nhiều nhà hảo tâm khác đã cùng kề vai sát cánh với đơn vị.
Đó còn là sự đóng góp của chính những người dân được hưởng lợi trực tiếp từ cây cầu. Dịp khởi công cầu Rạch Dung hồi tháng 4 năm ngoái, ông Trần Thanh Cầm, Chủ tịch UBND xã Trung Chánh, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) cho biết: “Khi biết Công ty Nhựa Tiền Phong cùng các nhà hảo tâm dành tặng 3 tỷ đồng để xây cầu Rạch Dung mới, bà con đều đồng ý đi đường vòng xa hơn 3 km trong quá trình xây dựng. Bốn hộ dân liên quan đến khu vực thi công cầu còn hiến tổng cộng 8 công đất (tương đương 8.000 m2) để làm cầu”.
“Chúng tôi chưa bao giờ đơn độc trên hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu Nhựa Tiền Phong. Trong kinh doanh, Nhựa Tiền Phong có những bạn hàng, đối tác uy tín, có hệ thống phân phối trung thành và luôn được khách hàng tin tưởng. Trên hành trình thiện nguyện, chúng tôi luôn nhận được sự sẻ chia, chung tay của toàn bộ người lao động trong Công ty, của các đơn vị thiện nguyện, các đối tác và nhà hảo tâm. Tất cả đã cùng tạo nên sức mạnh vô hình của Nhựa Tiền Phong, giúp chúng tôi thêm động lực, vượt qua những khó khăn, bất trắc của thị trường và giữ nhịp tăng trưởng tốt, hướng tới phát triển bền vững trong tương lai”, ông Đặng Quốc Dũng xúc động nói.
-
Sút bóng vào khung thành di động, doanh nghiệp nên đi sớm, đi chậm trên hành trình ESG -
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân Hà Nội -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024