-
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững -
Doanh nghiệp hiện thực hoá sản xuất xanh bằng sản phẩm -
TP.HCM: Khánh thành nhà máy xử lý nước thải trị giá 11.300 tỷ đồng -
TP.HCM vinh danh 98 doanh nghiệp xanh năm 2024 -
Phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản để đáp ứng với quy mô hơn 100 triệu dân
Ứng dụng AI trong nông nghiệp
Tại Hội thảo về ứng dụng AI trong nông nghiệp do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức, Tiến sĩ Trần Quý, Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của AI trong phát triển nông nghiệp hiện đại là không thể phủ nhận.
Ông Quý cho biết, nhu cầu và triển vọng ứng dụng AI trong nông nghiệp tại Việt Nam là rất lớn bởi nó giúp ngành này giải quyết được rất nhiều vấn đề liên quan đến quy trình quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…
Các robot, thiết bị ứng dụng AI được sử dụng để hỗ trợ việc chuẩn bị và thu hoạch thực phẩm. |
Về tính ứng dụng mà AI mang lại cho nông nghiệp, thứ nhất, AI có thể dự báo thời tiết và giá cả cho các doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể, thiết bị phân tích dự báo thời tiết được sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu về thời tiết, từ đó đưa ra dự báo về tình trạng thời tiết trong tương lai, giúp cho người nông dân có thể lựa chọn thời điểm phù hợp để trồng trọt và chăm sóc cây trồng.
Các thiết bị phân tích dự báo thời tiết hiện nay thường được trang bị cảm biến và các công nghệ đo lường như máy quang phổ, máy quang phổ khí quyển, máy đo lường độ ẩm và nhiệt độ không khí, các loại radar, hệ thống vệ tinh,...
Ngoài ra, với tính năng dự báo giá cả, AI có thể giúp người nông dân biết rõ hơn về giá cả của các loại lương thực, thực phẩm trong vài tuần tới, điều này có thể giúp họ thu được lợi nhuận tối đa.
Thứ hai, AI có khả năng giám sát sức khỏe cây trồng. Thông thường, chất lượng cây trồng phụ thuộc nhiều vào loại đất và dinh dưỡng của đất. Do đó, các thuật toán dựa trên AI sẽ giúp xác định được những nguồn dinh dưỡng còn thiếu trong đất để người nông dân bổ sung kịp thời và đưa ra cảnh báo các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
Thứ ba, AI có thể chẩn đoán dịch bệnh cây trồng. Hệ thống hỗ trợ AI để phát hiện dịch hại trong nông nghiệp là một công cụ quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng khỏi các loại bệnh hại và côn trùng gây hại. Hệ thống phân tích dữ liệu để xác định liệu có sự xuất hiện của dịch hại hay không, đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch hại và đưa ra các giải pháp khắc phục.
Từ đó, phát hiện các vấn đề sức khỏe và giúp cho nhà nông có thể can thiệp sớm nhằm giải quyết vấn đề. Khắc phục kịp thời giúp bảo vệ sức khỏe cho cây trồng và tăng năng suất nông nghiệp.
Thứ tư, ứng dụng robot tự động hóa trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Các ứng dụng của robot trong nông nghiệp giúp tăng cường năng suất, giảm chi phí và giảm thiểu nhân công, đồng thời cải thiện hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Trong đó, robot có khả năng gieo hạt và trồng cây tự động, thu hoạch; phun thuốc trừ sâu; tưới cây; giám sát và dự báo sản lượng cây trồng; quản lý đàn gia súc,…
Thứ năm, là khả năng dự đoán canh tác chính xác. Đây là một ứng dụng của AI trong nông nghiệp, nó sử dụng các công nghệ như học máy (machine learning), thị giác máy tính (computer vision) và công nghệ cảm biến (sensor technology) để nhận diện, phân tích dữ liệu từ đó đưa ra các quyết định canh tác chính xác và dự đoán sản lượng nhằm giảm thiểu việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và nước, tăng năng suất và giảm chi phí cho người nông dân.
Tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận công nghệ mới
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích và giá trị cho sản xuất nông nghiệp nhưng hiện nay, việc ứng dụng AI trong nông nghiệp tại nước ta vẫn còn gặp khó khăn. Bởi, giá cả phần cứng và phần mềm cho các hệ thống AI đang rất cao, nhất là trong những năm gần đây khi các công nghệ AI đang phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, đa phần tư duy của người nông dân vẫn là tư duy cũ, sản xuất theo phương thức truyền thống. Do đó, muốn dẫn dắt nông dân vào “cuộc chơi” này cần có sự đồng hành của các doanh nghiệp lớn trong việc cung cấp ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dẫn dắt tiếp cận với cả thị trường và công nghệ.
Tuy nhiên, để có doanh nghiệp dẫn dắt, kết nối được với các hợp tác xã và người nông dân, nhất định phải có sự hỗ trợ từ Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các công ty trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự hỗ trợ này có thể bao gồm các khoản tài trợ để đầu tư vào các hệ thống AI và robot tự động hóa, và các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nông dân sử dụng các công nghệ mới.
Song song với đó, cần tăng cường triển khai các buổi giới thiệu, tập huấn về công nghệ AI tới người nông dân để họ thấy được những lợi ích, công dụng mà AI mang lại trong tăng năng suất cho cây trồng, vật nuôi, giảm thiểu sức lao động cho con người,…
Không thể phủ nhận những giá trị to lớn mà công nghệ AI mang lại cho sản xuất, do vậy cần tiếp tục “khơi thông” con đường đưa AI vào nông nghiệp để thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại trong tương lai.
-
Doanh nghiệp hiện thực hoá sản xuất xanh bằng sản phẩm -
SASCO khởi động chiến dịch "Ươm mầm nhỏ, vươn khát vọng xanh" -
Ba khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong việc giảm phát thải ròng bằng 0 -
TS Nguyễn Minh Thảo: Phát triển xe xanh cần có những giai đoạn chuyển tiếp -
Doanh nghiệp xanh với chiến lược bền vững và tư duy sinh thái -
TP.HCM: Khánh thành nhà máy xử lý nước thải trị giá 11.300 tỷ đồng -
TP.HCM vinh danh 98 doanh nghiệp xanh năm 2024
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam