
-
Thái Bình: Hơn 500 vận động viên khởi động “BIDV Run - Vì cuộc sống xanh”
-
Chung kết Thử thách giải bài toán thực tế của doanh nghiệp đậm chất Gen Z
-
Khai mạc Đường sách Hải Phòng năm 2025
-
Vietnam Airlines khai trương nhà ga T3 Tân Sơn Nhất bằng chuyến bay đặc biệt
-
Festival Phở năm 2025: Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số -
Samsung khởi động cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI hiểu tiếng Việt, tôn vinh du lịch Việt”
Trình diễn ánh sáng tại lễ hội làng Bình Đà (Ảnh: PV/Vietnam+)
Việc trình diễn này được tổ chức mừng sự kiện trở thành lễ hội đầu tiên trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Bên cạnh một số ý kiến cho rằng đưa những yếu tố mới lạ vào lễ hội giúp di sản trở nên sống động thì một số nhà chuyên môn cho rằng việc trình diễn ánh sáng tại một nơi linh thiêng như vậy là mạo phạm, làm biến dạng di sản.
Khi chuẩn bị cho màn trình diễn ánh sáng, khu vực tiền môn được phủ vải trắng. Khu vực sân đền, ban tổ chức bố trí chín chiếc đèn laser và loa, đài công suất lớn.Phần trình diễn này sẽ được thiết kế thành ba chương: Chương một tái hiện hình ảnh “Những ngôi đền và những vị thần bất tử trên thế giới,” chương hai mang tên “Thủy cung” (theo truyền thuyết, Lạc Long Quân thuộc giống rồng) và “Đền thờ Thánh tổ Lạc Long Quân theo chiều lịch sử” là nội dung của chương ba.
Giáo sư-tiến sỹ Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia cho rằng: “Việc trình diễn ánh sáng như vậy làm mất đi tính linh thiêng của không gian nơi này. Nói khác đi, đây là một việc làm phá hoại di tích, di sản văn hóa.”
Phân tích sâu hơn về vấn đề này, giáo sư Thịnh cho hay, ông đồng tình với quan điểm bảo tồn văn hóa truyền thống không có nghĩa là cứ “ôm khư khư” những gì vốn có. Tuy nhiên, khi đưa cách yếu tố mới vào một không gian truyền thống như vậy thì cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản: Không phá vỡ tính thiêng liêng của lễ hội, đảm bảo vai trò của chủ thể văn hóa (nhân dân) và đảm bảo mô thức nghi lễ truyền thống của lễ hội.
Trước quan ngại về việc “phá hỏng” lễ hội truyền thống, phó giáo sư-tiến sỹ Bùi Quang Thắng (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam), người phụ trách việc xây dựng đề án nâng cấp lễ hội Bình Đà lý giải: Cách làm này theo mô hình bảo tồn gắn với phát triển, nhằm phát huy tốt hơn giá trị di tích lịch sử, di sản văn hóa.
“Chúng tôi đang dùng những yếu tố hiện đại để ‘tiếp thị’ cho truyền thống. Việc trình diễn ánh sáng được thực hiện ở phần ‘hội.’ Trong khi đó, phần ‘lễ’ với những nghi thức tôn nghiêm, linh thiêng vẫn được thực hiện đầy đủ. Hơn nữa, chúng tôi không làm bong tróc dù chỉ một mảng sơn của ngôi đền thì sao có thể gọi là phá hoại,” ông Thắng nói.
Thêm vào đó, ông Thắng cho biết, việc đưa yếu tố đương đại vào lễ hội còn nhằm thu hút công chúng (đặc biệt là giới trẻ). Theo ông, lễ hội vốn có chức năng giáo dục truyền thống. “Khi giới trẻ không tham gia, hứng thú với những lễ hội đó thì vấn đề đặt ra là những lễ hội này sẽ giáo dục ai?” ông Thắng bày tỏ quan điểm.
Không chỉ có vậy, phó giáo sư Bùi Quang Thắng cho rằng, thu hút đông đảo công chúng, khách du lịch, tham quan cũng là cách di sản văn hóa “kiếm tiền để tự sống.” “Quan điểm của tôi là, lĩnh vực văn hóa không thể cứ mãi ‘ngửa tay’ xin tài trợ. Cũng như bao lĩnh vực khác, văn hóa cũng phải tự làm ra tiền,” ông Thắng cho hay.
Trước thực tế này, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có công văn số 211/DSVH-PVT.Công văn ghi rõ: “Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp với chính quyền, cộng đồng địa phương triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết bảo vệ và phát huy những giá trị di sản này đồng thời thực hiện công tác quản lý giám sát thực hành di sản tại cộng đồng. Việc tổ chức tôn vinh, quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Bình Đà cần hạn chế tối đa các hoạt động cải biên, cải tiến, làm sai lệch di sản.”./.
Xem Hội vật Mai Động, nhớ danh tướng Tam Trinh (Baodautu.vn) Lễ hội vật Mai Động diễn ra tại sân đình làng Mai Động từ ngày 4 đến mùng 6 Tết Giáp Ngọ (ngày 3 đến 5/2/2014) nhằm tưởng nhớ tới danh tướng Nguyễn Tam Trinh, người đã sinh cơ lập nghiệp tại Mai Động, người có công dạy dân nơi đây đấu vật và huy động trai tráng trong vùng tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Náo nức trẩy hội đền Cổ Loa Chính thức khai Hội Chùa Hương |
Náo nức trẩy hội đền Cổ Loa (Baodautu.vn) Sáng nay 6 tháng Giêng âm lịch, người người lại náo nức đổ về xã Cổ Loa, huyện Đông Anh trẩy hội đền Cổ Loa để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương, người đã được vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi vào đầu thế kỷ 3 trước công nguyên, đặt tên nước Âu Lạc và định đô tại Cổ Loa. Đây là một lễ hội gắn liền với truyền thuyết về chiếc nỏ thần và câu chuyện tình đẫm nước mắt Mỵ Châu - Trọng Thủy. |
An Ngọc (Vietnam+)
-
Khai mạc Đường sách Hải Phòng năm 2025 -
Festival Phở năm 2025: Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số -
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương chốt phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Samsung khởi động cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI hiểu tiếng Việt, tôn vinh du lịch Việt” -
Hà Nội tạm dừng tất cả các dự án trụ sở chưa khởi công -
Hình ảnh những "bông hồng" tập luyện chuẩn bị tham gia diễu binh, diễu hành đại lễ 30/4 -
Hà Nội hoàn thành 8/8 chỉ tiêu về đích nông thôn mới
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu