Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 12 năm 2024,
Trình diễn Hệ sinh thái đám mây tại Internet Day 2018
Hữu Tuấn - 05/12/2018 19:00
 
Ngày 5/12, tại sự kiện Internet Day 2018, Công ty Cổ phần VNG (VNG) không chỉ giới thiệu một hệ sinh thái giải pháp và ứng dụng thông minh đa dạng dựa trên nền tảng điện toán đám mây, mà còn chia sẻ tầm nhìn về những công nghệ và mô hình có thể “định hình nên” hệ sinh thái số Việt Nam.

Với chủ đề “Internet và Hệ sinh thái số Việt Nam”, Internet Day 2018 diễn ra trong bối cảnh sự chuyển đổi số tại Việt Nam đang tăng tốc, do đó nhu cầu về dữ liệu, kết nối thông minh, Internet vạn vật… của các doanh nghiệp cũng như toàn xã hội đều tăng mạnh.

Trong phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ thông tin và Nguyễn Thành Hưng cho biết, bước sang năm thứ 21, Internet Việt Nam tiếp tục đặt ra những thách thức và mục tiêu mới, đó là xây dựng hệ sinh thái số với các sản phẩm dịch vụ nền tảng số do người Việt tự phát triển, làm chủ.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, với quy mô dân số xấp xỉ 95 triệu người, xếp 15 thế giới; trong đó tỉ lệ sử dụng Internet chiếm hơn 60%, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet. Một thống kê đáng chú ý là thời gian sử dụng Internet trung bình của người Việt lên tới gần 7 tiếng/ngày. Điều này đã chứng minh rằng người Việt Nam đã dành lượng thời gian đáng kể cho các hoạt động trên không gian mạng phục vụ các nhu cầu khác nhau.

Do vậy, phát triển hệ sinh thái số phục vụ người dân Việt Nam là hướng đi lâu dài, cần thiết, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội và người dân Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt hiện nay đã đủ năng lực và khát khao để làm chủ công nghệ, làm chủ thị trường trong nước, thậm chí là mang sản phẩm tiến ra khu vực nếu nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ chính sách, từ thị trường cũng như người dùng.

Khu vực trình diễn của VNG nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều khách mời.
Khu vực trình diễn của VNG nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều khách mời.

Xuất hiện tại sự kiện Internet Day 2018, Công ty Cổ phần VNG (VNG) không chỉ giới thiệu một hệ sinh thái giải pháp và ứng dụng thông minh đa dạng dựa trên nền tảng điện toán đám mây, mà còn chia sẻ tầm nhìn về những công nghệ và mô hình có thể “định hình nên” hệ sinh thái số Việt Nam.

Nắm bắt xu thế chuyển đổi số này, VNG đã nhanh chóng xác định Dịch vụ đám mây là một trong bốn nhóm sản phẩm trụ cột mang tính chiến lược, cùng với Trò chơi trực tuyến, Các nền tảng kết nối, Tài chính và thanh toán. Dịch vụ đám mây của VNG được xây dựng theo hướng các gói toàn diện và tổng thể (Full Stack Cloud Services), tận dụng tối đa ưu thế về hạ tầng và hệ sinh thái dịch vụ đám mây sẵn có.

Thời gian qua, VinaData, công ty thành viên của VNG đã cho ra mắt nhiều sản phẩm, giải pháp toàn diện dựa trên nền tảng điện toán đám mây, hướng tới đô thị thông minh hơn và an toàn hơn. Chẳng hạn như vTicket, nền tảng kết nối mọi dữ liệu, hỗ trợ tương tác đa kênh giữa Người dân và Chính quyền, giữa Khách hàng và Doanh nghiệp. Thông qua hệ thống, việc người dân và Chính quyền kết nối, tương tác với nhau sẽ trở nên rất đơn giản, thậm chí chỉ qua thao tác quét QR code để chat qua Zalo/Facebook. Hoặc vCloudcam, một mô hình có thể biến camera không thông minh trở thành thông minh nhờ xử lý trí tuệ nhân tạo ở tầng đám mây, với khả năng nhận dạng khuôn mặt chính xác cao phục vụ các yêu cầu về bảo mật.

Thử nghiệm dịch vụ tại khu trưng bày của VNG.
Thử nghiệm dịch vụ tại khu trưng bày của VNG.

Cũng tại sự kiện, ông Vũ Minh Trí, Phó Tổng Giám Đốc VNG phụ trách mảng Dịch Vụ Đám Mây kiêm Tổng giám Đốc VinaData đã có những chia sẻ mang tính toàn cảnh về Hệ sinh thái số Việt Nam, về những mô hình kinh doanh phù hợp để vừa tận dụng được cơ hội, vừa vượt qua được những thách thức mà kỷ nguyên 4.0 đang đặt ra cho doanh nghiệp.

Theo đó, Internet of Things (Internet vạn vật), Dữ liệu lớn (Big Data) và Học máy (Machine Learning) sẽ là những công nghệ định hình nên tương lai, với tiềm năng ứng dụng gần như vô tận: không chỉ bó hẹp trong các công nghệ thông minh như TV thông minh, smartphone, đồng hồ thông minh, ô tô thông minh mà rộng hơn là cả những ngành nghề, thị trường thông minh như bán lẻ thông minh, vận tải thông minh, y tế thông minh, giao vận thông minh…

Theo dự đoán, đến năm 2020, thế giới sẽ có khoảng 50,1 tỷ thiết bị IoT, tương đương với mỗi người trên trái đất sẽ sở hữu tới 6 thiết bị IoT khác nhau.

“Việc công nghệ thay đổi chóng mặt, các mô hình kinh doanh mới liên tục xuất hiện không chỉ tạo ra sức ép buộc doanh nghiệp phải đổi mới, mà tư duy quản lý, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý... cũng cần phải cập nhật, bắt kịp thực tế. Nếu Chính phủ hành động đủ nhanh, nếu các chính sách và cơ chế theo kịp xu thế và tạo được động lực cho các doanh nghiệp số Việt Nam phát triển, thì đó chính là cơ hội lớn. Nhưng ngược lại, độ trễ càng cao thì lại trở thành thách thức cho Hệ sinh thái số Việt Nam”, ông Vũ Minh Trí nhấn mạnh.

Một số giải pháp, ứng dụng thông minh được VNG và VinaData trình diễn tại sự kiện năm nay bao gồm:

vCouldcam – Là giải pháp kết nối và quản lý tập trung nhiều camera cùng một lý nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, lưu trữ và bảo trì. vCloudcam mang đến khả năng dễ dàng lắp đặt, tương thích với hầu hết các loại camera trên thị trường, kể cả camera không thông minh, cũng như tính năng cho xem real-time (thời gian thực), an toàn bảo mật…

vTicket – Là giải pháp quản lý tất cả các kết nối với khách hàng và người dân thông qua nhiều nguồn thông tin và dữ liệu khác nhau như: Zalo, Facebook, Email và điện thoại vô tuyến… vTicket hướng tới các doanh nghiệp đang muốn cải thiện khâu chăm sóc khách hàng hoặc cơ quan chính quyền tiếp nhận và trao đổi với người dân.

vCS - Chỉ với một điện thoại thông minh, doanh nghiệp có thể biến đầu số thuê bao của mình thành một tổng đài di động. vCS giúp giảm chi phí đầu tư hạ tầng, bảo trì, quản trị… Bên cạnh đó, vCS mang lại cho doanh nghiệp và cơ quan tính lưu động, phủ sống không giới hạn, chỉ cần kết nối internet (wifi, 3-4G) cho phép nhận cuộc gọi ở bất cứ đâu như trụ sở hoặc đang công tác ở nước ngoài…

vCDN – Nền tảng máy chủ hàng đầu hơn 10.000 cụm server của Vinadata sẽ giúp các doanh nghiệp và tổ chức tối ưu chất lượng dịch vụ, giảm tải cho server, mang lại chất lượng tuyệt vời tuy nhiên chi phí hợp lý, không cần phải đầu tư thêm cơ sở hạ tầng.

IoT Hub – Là sản phẩm đám mây thuộc khối hạ tầng PaaS, IoT Hub hỗ trợ kết nối giữa nhiều thiết bị IoT khác nhau, phù hợp cho mọi giải pháp: Nông nghiệp thông minh, thành phố thông minh, nhà thông minh hay sản xuất thông minh…

Vending Machine – Bên cạnh việc tích hợp ứng dụng thanh toán điện tử ZaloPay, các máy bán hàng thông minh còn được nâng cấp thêm khả năng quản trị trên đám mây, cho phép người dùng quản lý số lượng hàng cũng như nhập liệu hàng hóa từ xa.

VNG tiếp tục đầu tư mạnh cho game và nội dung số
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 của VNG vào cuối tuần qua đã hé lộ nguyên nhân doanh nghiệp này có sự tăng trưởng ấn tượng và...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư