
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới
-
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
-
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Người “nhận đường” và “dẫn đường” của dân tộc Việt Nam
-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc -
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
![]() |
Quốc hội đã hoàn thành nội dung hai tuần đầu tiên của Kỳ họp thứ 9. |
Sáng nay (19/5), Quốc hội bắt đầu tuần làm việc thứ ba của Kỳ họp thứ 9 với nội dung đầu tiên là nghe Chính phủ trình chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Đây là dự án quan trọng quốc gia, pham vi được Chính phủ đề xuất là điểm đầu tại Quốc lộ 19B thuộc địa phận Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, điểm cuối tại đường Hồ Chí Minh (thuộc địa phận Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tổng chiều dài khoảng 125 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định khoảng 40 km, qua địa phận tỉnh Gia Lai khoảng 85 km.
Dự án đề xuất đầu tư với quy mô 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục, tiêu chuẩn kỹ thuật: đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 100, tương ứng với vận tốc thiết kế 100 km/h, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 43.734 tỷ đồng, hoàn thành đưa vào khai thác: năm 2029.
Chính phủ đề xuất phân chia Dự án thành 2 dự án thành phần, theo địa giới hành chính của tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra (Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội) lưu ý, thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, dự kiến tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai sẽ sáp nhập thành tỉnh Gia Lai, khi đó, Dự án sẽ nằm trọn trong địa bàn một tỉnh. Do đó, đề nghị nghiên cứu phương án phân chia dự án thành phần phù hợp với chủ trương sáp nhập tỉnh, năng lực quản lý của địa phương, yêu cầu kỹ thuật của Dự án nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hiệu quả của toàn bộ Dự án.
Cũng trong sáng 19/5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội về việc bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài).
Việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, cũng do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Quốc hội.
Hai nội dung này sẽ được thảo luận tại tổ vào sáng 22/5, cùng với tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024.
Trong tuần, Quốc hội còn xem xét dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Quốc hội cũng sẽ dành nhiều thời gian cho các dự án luật về tư pháp, như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, trình dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dự án Luật Dẫn độ….
Ngoài ra, chương trình nghị sự còn có nhiều vấn đề quan trọng khác, như Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng; kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông…
Cũng như hai tuần trước, Quốc hội sẽ làm việc cả ngày thứ Bảy, nội dung cuối trong tuần là thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

-
Kích tiêu dùng để thúc kinh tế tăng trưởng trên 8%
-
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Người “nhận đường” và “dẫn đường” của dân tộc Việt Nam
-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc mới -
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm” -
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật" -
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân -
Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội để phục hồi bền vững -
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới