
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng
-
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã
-
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong tháng 4 -
Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với thành phố Sejong, Hàn Quốc
![]() |
Phiên họp chiều 17/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Hồi âm đề nghị làm rõ mô hình trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, Chính phủ đã bàn và quyết định chỉ có một trung tâm, nhưng đặt ở hai nơi và có định hướng hoạt động khác nhau.
Tiếp tục phiên họp thứ 44, chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam (Dự thảo).
Làm rõ việc Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương thành lập trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại TP. Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, trước đây, Chính phủ trình Bộ Chính trị để thành lập hai trung tâm tài chính. Nhưng sau quá trình khảo sát thực tế, tham khảo kinh nghiệm xây dựng các trung tâm tài chính trên thế giới, Chính phủ nhận thấy cùng một lúc triển khai hai nơi thì khả năng thành công rất thấp, nhất là trong bối cảnh mô hình này hoàn toàn mới ở Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, trên thế giới hiện nay có khoảng 121 trung tâm tài chính, trong đó, số gọi là trung tâm tài chính thành công thì dưới 10. “Tức là, để có được một trung tâm tài chính thành công đúng nghĩa thì vô cùng khó, vô cùng thách thức”, Bộ trưởng nói.
Vì thế, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ thống nhất sẽ trình lại cấp có thẩm quyền, trong đó xác định Việt Nam chỉ có một trung tâm tài chính quốc tế, với một khung chính sách duy nhất và được đặt tại TP.HCM, Đà Nẵng.
Trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền, TP.HCM, Đà Nẵng sẽ phát triển một cách hài hòa và phân định tương đối dựa trên lợi thế vùng. TP.HCM sẽ tập trung vào phát triển thị trường vốn, ngân hàng quốc tế, dịch vụ tài chính, chuỗi khu vực…, còn Đà Nẵng chủ yếu phát triển, thu hút công nghệ cao (bán dẫn, trí tuệ nhân tạo), tài chính xanh, quản lý quỹ khu vực gắn với khu thương mại tự do, fintech...
Giải thích thêm về đề xuất Chính phủ trình một trung tâm, Phó thủ tướng Nguyễn Hoà Bình nói, quy mô kinh tế Việt Nam hiện khiêm tốn (khoảng 500 tỷ USD tính tới cuối năm 2024), nếu cùng lúc xây dựng hai trung tâm tài chính quốc tế và khu vực ở hai nơi sẽ "không phù hợp thực tế, khó tồn tại".
Vì thế, việc xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế, nhưng đặt ở hai thành phố với định hướng hoạt động khác nhau là phù hợp thực tế, và đảm bảo các nơi này phát triển, không cạnh tranh lẫn nhau.
"Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam là vấn đề mới, khó nhưng buộc phải làm vì cần thiết cho giai đoạn bứt phá sắp tới. Do đó, các chính sách đưa ra cho phát triển trung tâm này ở Việt Nam phải vượt trội, đột phá để có khả năng kết nối toàn cầu", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Theo tờ trình của Chính phủ, các chính sách áp dụng tại trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam (trung tâm) là các chính mới và chưa có tiền lệ tại Việt Nam, nên việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm là cần thiết và phù hợp.
Dự thảo quy định 12 nhóm chính sách cần thiết, đảm bảo yếu tố cạnh tranh, vượt trội để xây dựng và vận hành trung tâm tài chính quốc tế. Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 9 theo quy trình một kỳ họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho hay.
Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, hồ sơ Dự thảo Nghị quyết cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra nêu rõ, phạm vi chính sách được đề xuất khá rộng, chứa đựng nhiều chính sách hoàn toàn mới, nhiều quy định khác với pháp luật hiện hành, có tác động trực tiếp đến kinh tế, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Do đó, đề nghị chú trọng việc đánh giá tác động kỹ lưỡng, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
Nêu ý kiến, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, các chính sách đưa ra tại dự thảo Nghị quyết áp dụng chung cho trung tâm tài chính quốc tế ở TP.HCM, Đà Nẵng chưa thể hiện được tính vượt trội. Chẳng hạn, dự thảo Nghị quyết chưa có chính sách đào tạo nhân lực, trong khi đây là khía cạnh quan trọng.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhận xét dự thảo Nghị quyết đang thiếu mô hình, hiện trạng, quy mô dự kiến phát triển trung tâm tài chính tại TP.HCM hay Đà Nẵng. Ông Hải cho rằng, trung tâm tài chính là nơi luân chuyển dòng vốn, không gian tài chính để nhà đầu tư kết nối toàn cầu, chứ không phải các toà cao ốc đẹp.
"Nếu chúng ta chỉ vẽ các mảnh đất rất lớn và chính sách không thôi, mà thiếu dịch vụ tài chính, phi tài chính song hành, thì nhà đầu tư không đến. Với các yếu tố như vậy thì dự thảo Nghị quyết chưa đáp ứng được", ông Hải nhìn nhận.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết thành phố chuẩn bị ký biên bản ghi nhớ với 7 nhà đầu tư trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, quỹ đầu tư cho starup, sàn giao dịch... Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo bước đầu thành công khi Đà Nẵng xây dựng trung tâm tài chính.
Tuy vậy, ông Quảng cũng đề nghị cần có cơ chế thông thoáng hơn, thậm chí vượt quy định luật hiện hành trong giao, thu hồi đất, luân chuyển dòng vốn... mới có thể thu hút các nhà đầu tư chiến lược kết cấu hạ tầng vào trung tâm tài chính, từ đó thu hút tiếp các nhà đầu tư thứ cấp vào đây.
"Nếu không giải quyết được các vấn đề này, sẽ khó thu hút nhà đầu tư vào trung tâm tài chính", Bí thư Đà Nẵng nói.
Kết luận phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh nói, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với việc hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam và cũng tán thành sẽ trình Quốc hội xem xét quyết định tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam rất mới, rất khó, ông Thanh đề nghị Chính phủ báo cáo, làm rõ các nhóm chính sách tại dự thảo Nghị quyết đủ cơ sở pháp lý để hình thành, vận hành trung tâm tài chính quốc tế, cũng như thu hút nhà đầu tư hay chưa.
Chính phủ cũng cần làm rõ mô hình, tình độc lập của hai cơ sở trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng. Cơ chế phối hợp giữa hai nơi này ra sao để bổ trợ lẫn nhau, khai thác lợi thế địa phương, đem lại hiệu quả, đảm bảo cạnh tranh lạnh mạnh.
"Đây là nội dung phức tạp, khó và mới, là quốc gia đi sau, chính sách của Việt Nam phải đột phá, chọn lọc mới có thể thu hút, tạo cạnh tranh trong môi trường tài chính quốc tế", ông Thanh lưu ý.
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng
-
Phát huy tinh thần "thần tốc, táo bạo" trong xây dựng các dự án hạ tầng trọng điểm
-
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã -
Tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước -
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong tháng 4 -
Trật tự cũ đang rạn vỡ: Việt Nam và thế giới trong cuộc “cách mạng không trung tâm” -
Sáp nhập các địa phương: Không phân lẻ đô thị thuộc tỉnh thành các phường -
Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với thành phố Sejong, Hàn Quốc -
Hải Phòng và Hải Dương thống nhất phương án hợp nhất 2 địa phương
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu