
-
Hàng loạt cơ sở y tế ở Thành phố Quảng Ngãi bị xử phạt hành chính
-
Thủ đoạn của nhóm sản xuất, kinh doanh thuốc gắn mác “nhập ngoại”, thu lợi gần 200 tỷ đồng
-
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo
-
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em
-
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định -
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo
![]() |
Nữ đại gia đứng trước vành móng ngựa |
Ngày 8/11, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Phan Thúy Mai (SN 1961, nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm GĐ công ty An Phát) ra xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo buộc, dự án Khu du lịch 79 Mùa Xuân được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận cho phép đầu tư từ năm 2003. Chủ đầu tư khi đó là công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Toàn Thắng (trụ sở ở TP.HCM), do bà Mai đứng đầu.
Nhận thấy việc cấp phép đầu tư cho một DN ở TP.HCM sẽ khó khăn trong quản lý Nhà nước, tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu cầu phía chủ đầu tư phải là một pháp nhân ngay tại địa phương.
Để đáp ứng yêu cầu này của tỉnh Vĩnh Phúc, tháng 4/2004, bà Mai đứng ra thành lập công ty An Phát với 4 cổ đông sáng lập gồm bà Mai, ông Trần Thế Tôn, ông Vũ Thế Ưu và công ty Alpha.
Lúc này công ty Toàn Thắng rút lui để An Phát tiếp nhận toàn bộ quyền và nghĩa vụ thực hiện dự án. Năm 2007, An Phát được giao 973.839,8m2 đất ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc để xây dựng Khu du lịch 79 Mùa Xuân, trong đó có 2 thửa đất (5.045m2 và 1.529m2) xây biệt thự.
Trò ma của nữ đại gia
Lợi dụng tư cách GĐ, kiêm Chủ tịch HĐQT công ty, bà Mai đã lập chứng từ khống, hợp thức hồ sơ chuyển nhượng 2 nền đất biệt thự có giá trị 30,5 tỷ đồng từ sở hữu công ty sang tài sản cá nhân của bà ta với giá 9,8 tỷ đồng.
Ngoài việc tự ý áp giá chuyển nhượng đất, nữ đại gia xinh đẹp này không trả tiền cho doanh nghiệp mà còn phát hành phiếu thu tiền khống để che đậy hành vi gian dối. Năm 2010, khi các cổ đông phát hiện hành vi sai phạm, bà Mai mới nộp lại số tiền 9,8 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, giải quyết vụ án, cơ quan chức năng còn phát hiện: Mặc dù 2 nền đất biệt thự (BT10-08 và BT10-10) đều thuộc địa bàn xã Thanh Lâm, nhưng bà Mai lại mang hồ sơ mua bán đến UBND xã Đại Thịnh và đều được chính quyền xã này ký chứng thực. Chính vì thế, cán bộ liên quan đã bị kỷ luật.
Cáo trạng cho rằng, hành vi của bà Mai đã gây thiệt hại trực tiếp cho công ty An Phát cũng như quyền lợi của các cổ đông.
Cơ quan điều tra xác định, ngoài hành vi chiếm đoạt 2 nền đất biệt thự nêu trên, quá trình điều hành công ty An Phát, bà Mai còn có hàng loạt các sai phạm như: Không thông qua HĐQT, dùng các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của công ty An Phát để thế chấp, ký hợp đồng tín dụng vay tiền, vay vàng của ngân hàng... dẫn đến công ty An Phát lâm vào tình trạng nợ nần khó có khả năng khắc phục.
Tại tòa, bà Mai thừa nhận hành vi tự ý ký hợp đồng chuyển nhượng 2 nền đất biệt thự từ Công ty An Phát sang cho cá nhân bà ta mà không thông qua HĐQT là trái với quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. Tuy nhiên, nữ đại gia này cho rằng, hành vi đó không gây thiệt hại gì cho các cổ đông góp vốn.
Chiều 8/11, sau khi xem xét, HĐXX tuyên phạt bị cáo Mai mức án 16 năm tù.

-
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định -
Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị phạt 11-12 năm tù vì bán rẻ “đất vàng” -
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo -
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 4: Đừng để thị trường bất động sản là “bãi mìn” -
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tiến độ, vướng mắc tại 7 dự án tái định cư -
Nói lời sau cùng, Trương Mỹ Lan gửi lời xin lỗi các trái chủ
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép