
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
-
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
Ngày 21/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) công bố tình hình hình dịch bệnh trên địa bàn trong tuần 20/2024 (tính từ ngày 13 - 19/5).
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tuần 20 TP.HCM ghi nhận 587 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 51% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 20 là 4.471 ca.
![]() |
Số ca bệnh mắc tay chân miệng tại TP.HCM đang gia tăng. |
Số ca mắc trên 100.000 dân cao trong tuần qua được ghi nhận tại huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh và quận 6.
HCDC cho biết, số ca mắc tay chân miệng đang trên đà tăng cao. Cụ thể, trong tuần thứ 19 (6 - 12/5), TP.HCM đã ghi nhận 442 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 25% số ca mắc so với trung bình 4 tuần trước.
Theo HCDC, bệnh tay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm và thường gia tăng trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng12.
Các chuyên gia cho rằng, bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng ngừa và là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên điều quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh. Trong đó, ăn uống sạch, ở sạch và bàn tay sạch là 3 biện pháp cần thực hiện để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ.
Do vậy, phụ huynh cần lưu ý các dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Cụ thể, khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ có các dấu hiệu đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy… đặc biệt là nổi bóng nước.
Nếu bóng nước ở trong miệng vỡ ra thành vết loét, còn bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông thì thường không bị vỡ ra và sau đó sẽ khô dần.
“Diễn tiến bệnh thường kéo dài từ 5 - 7 ngày, có thể nhiều hơn 10 ngày. Sau đó thì bóng nước có thể tự khô, tự ổn định và trẻ tự khỏi”, HCDC cho hay.
Cũng trong tuần 20, TP.HCM ghi nhận 137 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 6% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 20 là 3.251 ca.
Trong đó, các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, quận 7 và TP. Thủ Đức.
Hiện TP.HCM đang bước vào mùa mưa, nên dự báo tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ tăng cao thời gian tới.

-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu thu hồi sản phẩm mì chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam -
Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh -
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang