
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
![]() |
Trong quý I đã có 785 dự án được cấp phép, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn thu hút FDI lớn nhất với 75,3% tổng vốn đăng ký. Một số dự án lớn trong quý I như góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào Công ty TNHH Vietnam Beverage chuyên ản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội, dự án do Goertek Co., Limited (Hồng Kông) đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện tại Bắc Ninh, dự án Vinhtex của Royal Pagoda Private Limited (Singapore) sản xuất vải và nhuộm vải dệt kim tại Nghệ An.
Đáng lưu ý là trong quý I, Trung Quốc đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn 723,2 triệu USD. Các vị trí tiếp theo thuộc về Singapore (690,8 triệu USD), Hàn Quốc (547,3 triệu USD), Nhật Bản (471,5 triệu USD), Hồng Kông (456,4 triệu USD), Quần đảo Virgin thuộc Anh (207,3 triệu USD), Đài Loan (197,5 triệu USD). Sự vươn lên của FDI từ Trung Quốc đã phần nào hiện thực hóa nhận định của VEPR trong các báo cáo trước đây về sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào Việt Nam nhằm né tránh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và đón đầu Hiệp định CPTPP.
VEPR cũng ghi nhận FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính vào tăng trưởng kinh tế thông qua xuất khẩu, khoảng 41,46 tỷ USD trong quý I. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái một phần do việc xuất khẩu sang thị trường này ngày càng khó hơn do đã có một số thay đổi trong giám sát xuất nhập khẩu hoa quả vào Trung Quốc, như phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, hàng hóa phải có nguồn gốc từ nhà vườn hay cơ sở đóng gói đã đăng ký với các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng như đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công nhận.
Trong quý I, tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 57,98 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 15 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do hai quốc gia Mỹ - Trung đang trong thời gian đình ngưng dánh thuế vào hàng hóa của nhau để đàm phán và đồng nhân dân tệ đang có xu hướng giảm.
Dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động trong quý I nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì ở mức khá, nhưng kinh tế Mỹ và Trung Quốc trở nên bấp bênh hơn do cả những vấn đề nội tại lẫn căng thẳng thương mại giữa hai nước. Việc các liên kết kinh tế lớn trên thế giới rạn nứt đang gây không ít bất ổn cho các nước ASEAN - nhóm nước được cho là có tăng trưởng cao nhất, đặc biệt là về thương mại và toàn cầu hóa.
Sự thay đổi dòng vốn FDI vào Việt Nam là xu thế hiện nay của nhiều tập đoàn đa quốc gia trong quá trình cơ cấu lại chuỗi giá trị mạng sản xuất toàn cầu.
Trong tình hình ấy, nhiều chuyên gia kinh tế lên tiếng về sự cần thiết thay đổi cấu trúc sản xuất và xuất khẩu theo hướng gia tăng đóng góp của khu vực FDI trong quá trình cải thiện mô hình tăng trưởng. Theo đó, thay vì đầu tư vào Việt Nam để tận dụng nhân công giá rẻ, để gia công, hãy chọn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, đưa hàng hóa Việt Nam lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực và đi kèm với phát triển mạnh ngành công nghiệp phụ trợ, tăng năng suất lao động và đào tạo lao động có kỹ năng.
Muốn vậy, cần thay đổi chính sách ưu đãi đối với khu vực FDI. Cụ thể, giảm dần việc áp dụng hình thức ưu đãi về thời gian miễn thuế, các địa phương không được "xé rào" giảm thuế tràn lan, rà soát lại các quy định pháp lý về ưu đãi thuế đối với dòng vốn FDI "có chất lượng cao". Cạnh đó, cần chuyển dần những ưu đãi đột phá đối với các dòng vốn FDI đầu tư vào các lĩnh vực tạo giá trị gia tăng cao, đóng góp vào tăng trưởng bền vững, cũng như đưa ra những cơ chế kiểm soát các địa phương trong thu hút FDI để đảm bảo định hướng trên.

-
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn