Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Trung Quốc cứu “núi nợ” quy mô 9.000 tỷ USD tại các địa phương
Tư Thuần - 04/07/2023 16:15
 
Thị trường nợ các địa phương với quy mô lên tới 9.000 tỷ USD tại Trung Quốc đang ngày càng gia tăng rủi ro đổ vỡ. Điều này buộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phải nhập cuộc.

Các đơn vị tài trợ tài chính của chính quyền các địa phương Trung Quốc (LGFV) thu hút sự chú ý của giới đầu tư toàn cầu trong thời gian qua, bởi rủi ro thanh khoản xuất phát từ “núi nợ” quy mô 9.000 tỷ USD của nhóm này.

Trong bối cảnh đó, Bloomberg đưa tin, các nhà băng có vốn nhà nước quy mô lớn nhất Trung Quốc công bố gói vay dành với thời hạn siêu dài (25 năm) dành cho các LGFV nhằm ngăn chặn khủng hoảng thanh khoản.

Cụ thể, các nhà băng bao gồm Ngân hàng Công nghiệp và thương mại Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc bắt đầu các gói cho vay thời hạn 25 năm (đi ngược lại các quy định về thời hạn cho vay tối đa với doanh nghiệp vào khoảng 10 năm) với các LGFV. Một số LGFV được hưởng các biện pháp hỗ trợ như không trả lãi trong 4 năm đầu, lãi suất ưu đãi và các hỗ trợ thanh toán khác…

Động thái này xuất hiện vào thời điểm mối lo ngại ngày càng lo tăng với nhóm LGFV tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thực tế, LGFV là công cụ được chính quyền các địa phương sử dụng để thu hút nguồn vốn, chủ yếu bằng cách phát hành các trái phiếu địa phương và thực hiện các hoạt động khác trên các thị trường tài chính. Trong đó nổi bật là động thái mua lại các dự án bất động sản dang dở của nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường bất động sản Trung Quốc trải qua cơn khủng hoảng gần đây. 

Các đơn vị LGFV đã mua khoảng 30% lượng bất động sản bán ra trên thị trường trong tháng 5/2023, tăng 22% so với tháng trước đó, theo số liệu của Huachuang Securitites. Đây là tháng tăng đầu tiên kể từ đầu năm tới nay sau khi các LGFV hạn chế mua vào bất động sản hơn kể từ cuối năm ngoái.

Đa phần các địa phương Trung Quốc đang có tỷ lệ nợ trên thu nhập vượt quá 120%.

Trước khi chính quyền Trung ương nhập cuộc, các địa phương đều phải tìm cách tự cứu mình. Chẳng hạn, cuối năm 2022, tổ chức LGFV tại Quý Châu (một địa phương nghèo tại Tây Nam Trung Quốc) công bố đã đạt được thoả thuận vay ngân hàng với giá trị khoảng 2,3 tỷ USD thời hạn 20 năm. Đáng chú ý, LGFV này chỉ cần trả lãi lần đầu tiên sau 10 năm và có thể thoả thuận tiếp về điều khoản lãi suất 10 năm tiếp theo.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính, khoản nợ của nhóm LGFV có thể đạt 66.000 tỷ nhân dân tệ (9.100 tỷ USD) tính tới cuối năm 2022, tăng khoảng 40.000 tỷ nhân dân tệ so với cuối năm 2019 và đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Con số 9.000 tỷ USD tương đương hơn một nửa GDP của Trung Quốc.

Chính quyền Bắc Kinh đang soạn thảo một loạt biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bao gồm việc yêu cầu các ngân hàng lớn hạ lãi suất ít nhất 2 lần trong 1 năm tới, từ đó bơm tiền mạnh hơn ra nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này sẽ thu hẹp khả năng sinh lợi của các nhà băng.

Trong bối cảnh này, việc phải thực hiện thêm các gói hỗ trợ với nhóm LGFV tạo thêm gánh nặng cho các ngân hàng, bởi họ phải cho vay với lãi suất thấp, thời hạn dài và khả năng trả nợ chưa rõ ràng.

Ở chiều ngược lại, nhu cầu vay tiền của nhóm LGFV rất lớn, có thể giúp các ngân hàng nhanh chóng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, đi kèm với đó là khả năng gia tăng các khoản nợ xấu, nhất là khi đa phần hoạt động của LGFV không hiệu quả và tài sản thanh khoản kém.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cam kết ổn định đồng nhân dân tệ
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PoBC) tuyên bố sẽ tăng cường nỗ lực ổn định đồng nhân dân tệ sau khi đồng tiền này trượt giá xuống mức...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư