-
Các bị cáo trong vụ Xuyên Việt Oil nói lời sau cùng -
Vụ Xuyên Việt Oil: Viện Kiểm sát đối đáp các quan điểm bào chữa -
Xét xử phúc thẩm, bà Trương Mỹ Lan xin cơ chế xử lý đặc biệt vì vụ án quá "kinh khủng" -
Bắt 3 giám đốc ở Khánh Hòa về hành vi vi phạm đấu thầu và nhận hối lộ -
Cựu Chủ tịch Bình Thuận bị truy tố khung hình phạt cao nhất 20 năm tù -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Hoàng Anh Tuấn nhận sai, xin thêm tình tiết giảm nhẹ
Biên đội tàu Trung Quốc tham gia tập trận ở Biển Đông. Ảnh: Chinanews. |
Cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn tại Biển Đông do hải quân Trung Quốc tiến hành từ ngày 8/7, theo Chinanews. Khu vực tập trận kéo dài từ đảo Hải Nam tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trước đó, Trung Quốc ngang nhiên thông báo cấm tàu bè để tiến hành tập trận kéo dài một tuần từ 5 đến 11/7 tại khu vực.
Trung Quốc tuyên bố đây là hoạt động diễn tập thường niên, với lực lượng tham gia gồm chủ yếu tàu chiến, tàu ngầm, chiến đấu cơ thuộc Hạm đội Nam Hải. Biên đội tàu chiến thuộc Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải cũng góp mặt. Cuộc tập trận "nhằm nâng cao sức chiến đấu cho hải quân Trung Quốc, kiểm nghiệm khả năng chỉ huy, phối hợp tác chiến của các hạm đội, kiểm nghiệm hệ thống vũ khí cũng như năng lực tác chiến".
Các lực lượng tham gia chia làm hai phe để tập đối kháng, nội dung bao gồm tác chiến chống ngầm, tác chiến đối hải, liên hợp tác chiến và phối hợp phòng không. Lãnh đạo Bộ Tham mưu, Bộ Quản lý huấn luyện, lãnh đạo của Chiến khu phía nam và hải quân Trung Quốc tham gia chỉ huy cuộc tập trận.
Cuộc tập trận diễn ra ngay trước khi Tòa trọng tài ở The Hague, Hà Lan, công bố phán quyết về vụ kiện của Philippines với "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự đưa ra để đòi chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện và không công nhận phán quyết của tòa án.
Bắc Kinh thường xuyên tổ chức tập trận ở Biển Đông, nơi Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với nhiều quốc gia láng giềng.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 4/7 khẳng định việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở Hoàng Sa là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
"Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết.
-
Bắt 3 giám đốc ở Khánh Hòa về hành vi vi phạm đấu thầu và nhận hối lộ -
Cựu Chủ tịch Bình Thuận bị truy tố khung hình phạt cao nhất 20 năm tù -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Hoàng Anh Tuấn nhận sai, xin thêm tình tiết giảm nhẹ -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Đỗ Thắng Hải xin tòa khoan hồng cho cấp dưới -
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng nhân sự online vào ngân hàng -
Quảng Ngãi: Đầu tư công trình nước sạch tiền tỷ rồi bỏ hoang -
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho Trương Khánh Hoàng
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung