
-
Sắp khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội
-
Hà Nội thúc đẩy xây dựng Mạng lưới Không gian Văn hóa Sáng tạo
-
Hà Nội tăng cường theo dõi, ứng phó thiên tai từ sớm theo phương châm “4 tại chỗ”
-
Báo Tài chính - Đầu tư trao 100 suất quà cho các học sinh vượt khó ở Kon Tum
-
“Tiếp sức mùa thi” 2025: Ứng dụng công nghệ AI hỗ trợ thí sinh vượt qua kỳ thi quan trọng -
Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong quy hoạch và thu hồi đất
Nguyên nhân của việc ngập úng này là do hệ thống thoát nước xây dựng không tương xứng với sự phát triển của đô thị.
Từ năm 1998, các đô thị ở Trung Quốc đã mở rộng diện tích gấp hơn hai lần. Tuy nhiên, việc cải thiện hệ thống thoát nước lại không hề được quan tâm đúng mức. Cứ mỗi khi mưa xuống vào mùa Hè, lượng nước mưa ứ đọng trên các tuyến phố ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Nhật báo Thanh niên Trung Quốc - tờ báo trực thuộc chính phủ đã có những loạt bài thể hiện "sự khó hiểu" khi các nhà quy hoạch đô thị luôn ưu tiên cho những dự án hào nhoáng mà lờ đi những thứ thiết yếu như hệ thống thoát nước, và thẳng thắn nêu ra rằng “vấn đề không nằm ở chi phí.”
Người dân Bắc Kinh vẫn chưa thể quên đi ký ức về trận lụt năm 2012 khiến 79 người sống ở vùng ngoại ô thiệt mạng và gây thiệt hại lên đến 12 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1, 9 tỷ USD). Mặc dù chính quyền thành phố đã kêu gọi quyên góp hỗ trợ các nạn nhân nhưng nhiều người cho rằng hành động này chỉ nhằm lấp liếm sự thất bại của chính quyền trong việc chăm sóc cho nhân dân.
Thảm họa tại Bắc Kinh đã khiến chính phủ Trung Quốc chú ý hơn đến vấn đề thoát nước tại các đô thị lớn, nhưng tình hình vẫn chưa có nhiều cải thiện.
Ông Cheng Xiaotao thuộc Viện nghiên cứu Thủy năng và Tài nguyên nước ở Bắc Kinh cho biết, từ năm 2006 đến năm 2014, số thành phố có hệ thống thoát nước yếu kém đã tăng từ con số 170 lên 284, và cho rằng chính phủ đã thất bại trong việc xây dựng hệ thống thoát nước phù hợp với tốc độ đô thị hóa.
Việc nâng cấp hệ thống thoát nước tại Trung Quốc là một công việc không đơn giản, vì các đường cống phải cạnh tranh không gian dưới lòng đất với đường dây điện, ống dẫn khí sưởi và cáp Internet. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ quyết tâm giải quyết vấn đề thoát nước tại các thành phố lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mười thành phố đã được chọn thí điểm nâng cấp hệ thống đường ống với tổng vốn đầu tư 35 tỷ nhân dân tệ. Tại Bắc Kinh, chính quyền cũng đã lên kế hoạch xây dựng các bể chứa nước mưa ngầm dưới đất với chi phí mỗi bể khoảng 100 triệu nhân dân tệ.
Năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã nêu ra một cách tiếp cận khác để giải quyết vấn đề ngập úng, cho rằng các đô thị nên được thiết kế xây dựng như “những miếng bọt biển” có khả năng hút nước thay vì đề nước trôi đi và tràn xuống các đường ống gây quá tải.
Năm 2015 này, chương trình thí điểm “Thành phố bọt biển” sẽ được triển khai tại 16 thành phố ở Trung Quốc. Các phương pháp xây dựng được áp dụng bao gồm việc dùng các vật liệu có khả năng thấm hút nước để xây vỉa hè, cũng như thiết kế các hồ chứa nước mưa. Lượng nước được giữ lại sau đó có thể dùng để lau rửa đường xá hay cứu hỏa./.

-
Hà Nội thúc đẩy xây dựng Mạng lưới Không gian Văn hóa Sáng tạo -
Hà Nội tăng cường theo dõi, ứng phó thiên tai từ sớm theo phương châm “4 tại chỗ” -
Báo Tài chính - Đầu tư trao 100 suất quà cho các học sinh vượt khó ở Kon Tum -
“Tiếp sức mùa thi” 2025: Ứng dụng công nghệ AI hỗ trợ thí sinh vượt qua kỳ thi quan trọng -
Hà Nội đẩy mạnh dân vận trong quy hoạch và thu hồi đất -
Đặc sắc Liên hoan Múa rối Hải Phòng mở rộng lần thứ 3 - năm 2025 -
Tình trạng người lao động bán sổ bảo hiểm xã hội “không còn đáng lo ngại”
-
1 Đề nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên 65% bình quân tiền lương, mở rộng đối tượng thụ hưởng
-
2 Nhiều người đứng tên sổ đỏ nhưng vẫn bất chấp nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội
-
3 Đề xuất duyệt Dự án tuyến metro số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
-
4 Làm rõ phương án tuyến đường sắt kết nối Sân bay Tân Sơn Nhất và Sân bay Long Thành
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu