Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 27 tháng 11 năm 2024,
Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam
Hoàng Thùy - Vũ Hà - 16/07/2014 06:25
 
7h sáng 16/7, giàn khoan Hải Dương 981 đã di chuyển khỏi vị trí cũ khoảng 37 hải lý, tiến về phía đảo Hải Nam. Các lực lượng Trung Quốc cũng đang rút khỏi vùng biển Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc ngang ngược cấm khai thác dầu khí trên biển Đông
Ba kịch bản trong quan hệ kinh tế Việt - Trung
Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981
Trung Quốc ra thông báo trả đũa nông sản Việt Nam
Trung Quốc kéo thêm giàn khoan Nam Hải số 4 vào vịnh Bắc bộ
  giankhoan-3126-1405470790.jpg  
  Giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông.  

Trao đổi với PV sáng 16/7, Tư lệnh Cảnh sát biển, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đang tiếp tục di chuyển với vận tốc trên 4 hải lý mỗi giờ. 

"Để đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến được đảo Hải Nam, Trung Quốc cũng phải mất khoảng 2 ngày di chuyển", tướng Đạm cho hay.

Cuối ngày hôm qua, sau 75 ngày hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Quan sát trên thực địa vào cuối ngày 15/7, lực lượng Cảnh sát biển phát hiện giàn khoan này di chuyển được khoảng 8 hải lý.

Theo ghi nhận của lực lượng kiểm ngư, giàn khoan Hải Dương có dấu hiệu dịch chuyển lúc 21h hôm 15/7 và có chung nhận định sẽ di chuyển về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc). Cùng với giàn khoan, mọi lực lượng hộ tống cũng được rút khỏi vùng biển Việt Nam.

"Cơn bão Thần Sấm đang di chuyển vào biển Đông có thể là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981", Tư lệnh Cảnh sát biển nhận định.

Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan đặt trái phép, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đang tiếp tục theo dõi mọi hoạt động của họ. Hôm qua, Trung Quốc đã rút toàn bộ tàu cá khỏi khu vực giàn khoan.

"Lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam vẫn theo dõi hoạt động của giàn khoan, bảo vệ vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc. Đồng thời lên kế hoạch tránh bão", Tướng Đạm cho hay.

gian-khoan-4437-1399609626.jpg

Việc Trung Quốc điều giàn khoan 981 ra Biển Đông xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam và gây trở ngại cho tiến trình đàm phán giải quyết tranh chấp. Ảnh: China News.

Hãng tin Xinhua cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 ngừng hoạt động sau khi khoan hai giếng và phát hiện dấu hiệu có dầu khí. Nó sẽ được di chuyển về địa điểm của dự án mang tên Hainan Lingshui. Hiện chưa rõ vị trí của dự án tiếp theo mà Hải Dương 981 sẽ định vị. Lingshui là một vùng nằm ở phía nam đảo Hải Nam.

Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc không nói rõ trữ lượng ước tính, chỉ cho biết sẽ "đánh giá các số liệu thu được và sẽ quyết định các bước tiếp theo".

Bão Rammasun, theo tiếng Thái nghĩa là "Thần Sấm", được cho là mạnh nhất kể từ siêu bão Haiyan hồi năm ngoái vừa đổ bộ vào đảo Luzon (Philippines) chiều tối 15/7 khiến hàng chục nghìn người phải sơ tán và Manila báo động đỏ. Đường đi của bão được dự báo sẽ quét qua vùng biển Hoàng Sa.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông, công tác tại Học viện Quốc phòng Australia, từng bình luậnrằng Trung Quốc sẽ rút giàn khoan dầu về nước trong hoặc trước ngày 15/8 tới để tránh mùa bão lớn trên biển.

"Các cơn bão sẽ đem lại cơ hội cho Trung Quốc xuống thang", ông nhận định.

.

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ

Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ

Ngày 11/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ về Biển Đông.

Hóa giải tác động từ tình hình Biển Đông

Hóa giải tác động từ tình hình Biển Đông

() Những tác động nhiều chiều của tình hình Biển Đông với kinh tế Việt Nam tiếp tục được chỉ ra tại Tọa đàm do Báo Đầu tư tổ chức ngày hôm qua (10/7) về nội dung này. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng lúc này là Việt Nam nên hành xử thế nào?

Biệt kích và đặc nhiệm Nhật Bản luôn sẵn sàng ứng phó Trung Quốc

Biệt kích và đặc nhiệm Nhật Bản luôn sẵn sàng ứng phó Trung Quốc

Tại khu vực quần đảo tranh chấp với Trung Quốc, lực lượng người nhái Nhật Bản đã được triển khai, sẵn sàng đợi mệnh lệnh tấn công.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư