Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Trung Quốc vượt Mỹ về nguồn vốn đầu tư "rót" vào ASEAN
T.T - 05/07/2021 21:15
 
Trung Quốc đang "rót" nhiều tiền đầu tư vào các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vượt qua cả Mỹ.
Công ty Trung Quốc Risen Energy đã đầu tư mạnh vào pin Mặt Trời tại Malaysia. Ảnh: Reuters
Công ty Trung Quốc Risen Energy đã đầu tư mạnh vào pin Mặt Trời tại Malaysia. Ảnh: Reuters

Gần đây nhất, Trung Quốc dự định mở một nhà máy module pin Mặt Trời tại Malaysia và xây dựng đường cao tốc dài 580 km ở Lào.

Nhà máy tại Malaysia do tập đoàn năng lượng Trung Quốc Risen Energy xây dựng. Bộ Ngoại thương và Công nghiệp Malaysia vào ngày 24/6 cho biết Risen Energy sẽ đầu tư 42,2 tỷ ringgit (10,1 tỷ USD) vào công nghiệp quang điện tại Malaysia.

Tại Lào, đường cao tốc do Trung Quốc hậu thuẫn, đang được thi công. Hãng thông tấn Xinhua (Trung Quốc) đưa tin Chính phủ Lào vào ngày 7/6 đã thông qua việc xây dựng đường cao tốc tài 580 km với chi phí 5,1 tỷ USD.

Tờ Nikkei Asia đánh giá quyết định đầu tư của Risen Energy phản ánh quan điểm của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc.

Một số nhà quan sát cho rằng đầu tư của Trung Quốc vào các dự án quy mô lớn và hỗ trợ kinh tế cho các nước Đông Nam Á là nỗ lực để Bắc Kinh vượt mặt Washington trong cuộc đua tạo tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Trong một cuộc họp trực tiếp với Ngoại trưởng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tại Trùng Khánh vào ngày 7/6, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã trao đổi với Bộ trưởng Điều phối hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan rằng Bắc Kinh sẽ tăng cường hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho Jakarta và nhập khẩu các sản phẩm của Indonesia.

Trung Quốc vào ngày 22/6 cũng nhất trí với Campuchia tăng cường hợp tác để cải thiện mạng lưới giao thông. Theo đó, Bắc Kinh sẽ gửi các chuyên gia về công nghệ cơ sở hạ tầng đến Campuchia.

Trung Quốc đang cố gắng chặn nỗ lực của Mỹ kéo ASEAN về cùng phía. Bất cứ khi nào Mỹ muốn tiến đến gần các thành viên ASEAN, Bắc Kinh ngay lập tức có động thái cạnh tranh.

Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong hội nghị thượng đỉnh vào giữa tháng 6 đã quảng bá sáng kiến "Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn" (B3W). Đây được coi là chiến lược của nhóm G7 nhằm tạo đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại các quốc gia đang phát triển thông qua sáng kiến “Vành đai, Con đường”. B3W dự kiến được hiện thực hóa trong vài năm tới. Không lâu sau hội nghị thượng đỉnh của G7, cuộc gặp giữa các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc đã được tổ chức.

Trong tháng 6, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với các bộ trưởng những quốc gia đối tác trong sáng kiến “Vành đai, Con đường”. Bắc Kinh đề nghị hỗ trợ vaccine COVID-19 và hợp tác khi những quốc gia này gặp khó khăn trong việc chuyển sang kinh tế carbon thấp.

Trong một diễn biến khác, vào tháng 6, Mỹ đã đạt được thỏa thuận xây dựng trung tâm đào tạo hàng hải trị giá 3,5 triệu USD tại đảo Batam của Indonesia. Cơ sở này nằm ở vị trí chiến lược ở cửa ngõ phía Nam Eo Malacca.

PMI lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc sụt giảm trong tháng 6
Tăng trưởng sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng 6 đạt mức thấp nhất trong 4 tháng qua.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư