-
Saigonbank đạt 200 tỷ đồng lợi nhuận trong 9 tháng, dù tín dụng chỉ tăng 2% -
PVcomBank: Ưu tiên mục tiêu tăng trưởng hiệu quả đi đôi với bền vững -
HDBank sát cánh cùng khách hàng khắc phục hậu quả cơn bão Yagi -
Ngân hàng đua phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II -
Thiệt hại do bão Yagi và tín dụng hồi phục, ngân hàng tìm cách hút thêm vốn -
Rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Ông có bất ngờ về quyết định nâng tỷ giá 1% của NHNN trong ngày 7/5?
Thời điểm mang tính chu kỳ, các năm trước, điều chỉnh tỷ giá thường rơi vào giữa năm, và bây giờ là tháng 5, cũng là thời điểm không quá bất ngờ. Biên độ điều chỉnh 1% cũng nằm trong kế hoạch của năm 2015. Đây là biện pháp điều hành linh hoạt của NHNN với biến động của thị trường, nhất quán với chủ trương điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam, nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt.
TS Vũ Đình Ánh cho rằng, tỷ giá vẫn có thể điều chỉnh thêm |
Tuy nhiên, với quyết định tăng tỷ giá thêm 1%, thì room điều chỉnh tỷ giá 2% trong năm nay, như cam kết của NHNN đã hết. Ông có cho rằng, NHNN sẽ phá vỡ cam kết điều chỉnh tỷ giá trong năm nay?
Cam kết về điều hành tỷ giá được NHNN thực hiện từ 2012 và đến nay cơ bản thực hiện được, thậm chí thấp hơn nhiều so với cam kết trong những năm trước. Năm 2015, định hướng về chính sách tỷ giá hối đoái căn cứ trên đánh giá tình hình cũng như nguyên tắc điều hành tỷ giá. Tuy nhiên, bản chất của tỷ giá hối đoái là linh hoạt và phù hợp với thị trường, bởi vậy, cam kết 2% của NHNN không hẳn cứng nhắc bởi tính linh hoạt là bản chất của chính sách tiền tệ, trong đó có chính sách về tỷ giá hối đoái, không nhất thiết phải khăng khăng bám giữ vào đó cũng như các yếu tố về điều kiện thị trường mà có thể chủ động thay đổi.
Chính vì vậy, tuy NHNN đã sử dụng hết room 2% nhưng điều đó không có nghĩa từ nay đến cuối năm, tỷ giá chỉ thay đổi theo chiều hướng tăng mà có thể có cả hướng điều chỉnh giảm phụ thuộc vào những điều kiện của thị trường.
Việc NHNN đưa ra cam kết về biên độ là nhằm ổn định thị trường và các năm trước đã thực hiện được, kể cả năm nay có điều chỉnh cao hơn biên độ cam kết thì điều này cũng không có nghĩa là cam kết thất bại mà là do nguyên nhân khách quan.
Mức điều chỉnh 1% theo ông liệu có phải quá sốc?
Theo tôi, điều chỉnh 0,25% hay 0,5 chưa chắc giúp ổn định thị trường mà thậm chí có khi còn tạo kỳ vọng trong ngắn hạn về việc tiếp tục tăng nốt chỗ còn lại, do đó không những không giúp ổn định mà còn tạo ra kỳ vọng tăng tiếp. Lựa chọn phương án tăng 1% là dựa trên đánh giá của NHNN nhằm giúp ổn định thị trường.
Việc điều chỉnh tỷ giá thường gây ra những lo ngại đến lạm phát, nợ công. Cá nhân ông đánh giá sự tác động này sẽ như thế nào?
Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong bối cảnh kinh tế Việt Nam chắc chắc sẽ tác động đến chỉ số lạm phát do độ mở của kinh tế Việt Nam đặc biệt quy mô nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn và từ đầu năm đến nay tốc độ nhập khẩu cao hơn so với xuất khẩu. Tuy nhiên với mức điều chỉnh 1%, sự tác động mạnh đến lạm phát sẽ không diễn ra.
Thực tế, đầu năm, chúng ta điều chỉnh tỷ giá hối đoái 1%. Tuy nhiên trong thực tế diễn biến lạm phát đến tháng 4 chỉ tăng bình quân 0,8%; còn nếu so với cuối năm 2014 vừa qua thì gần như không tăng (chỉ khoảng 0.01%). Như vậy gần như nó không có tác động quá lớn đến lạm phát. Do đó có thể nói điều chỉnh tỷ giá lần này, tác động là có tuy nhiên không quá lớn và khả năng chúng ta vẫn duy trì được lạm phát thấp hơn nhiều so với mục tiêu ra cho cả năm
Về nợ công, khi chúng ta điều chỉnh tỷ giá hối đoái thì phần tiền Việt phải chi trả cho nợ công cả gốc lẫn lãi sẽ tăng lên. Tuy nhiên việc điều chỉnh tỷ giá lần này chỉ 1%, nếu tính sang tiền Việt cũng chỉ tương đương cỡ 1% và không quá lớn. Thứ 2 chúng ta trả nợ gốc và lãi bằng ngoại tệ các khoản vay của chúng ta, do đó hiện nay có một xu hướng chúng ta bố trí các nguồn ngoại tệ từ các nguồn khác nhau để sử dụng trong đó có một phần để trả cho phần nợ công kia. Do đó nó không tác động trực tiếp đến vấn đề quan hệ giữa nội tệ- ngoại tệ về mặt tỷ giá hối đoái. Do đó cũng giảm bớt áp lực nợ công do tác động của diễn biến tỷ giá.
Ông có cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá lần này niềm tin của thị trường có bị ảnh hưởng?
Có nhiều cách để đạt được niềm tin của thị trường. Ví dụ như năm 2012-2014 để củng cố niềm tin chúng ta đưa ra cam kết và chủ động thực hiện cam kết đó và thậm chí chưa điều chỉnh tới mức chúng ta cam kết. Sang năm 2015 này, chúng ta khẳng định niềm tin bằng cách chủ động điều chỉnh những định hướng về điều chỉnh tỷ giá hối đoái và chúng ta vẫn thực hiện theo những dự tính và định hướng đã điều chỉnh đó thì tôi cho rằng nó cũng không ảnh hưởng đến niềm tin.
-
HDBank sát cánh cùng khách hàng khắc phục hậu quả cơn bão Yagi -
Tỷ giá tăng nhiệt khi USD leo cao nhất 6 tuần -
Ngân hàng đua phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II -
Thiệt hại do bão Yagi và tín dụng hồi phục, ngân hàng tìm cách hút thêm vốn -
Rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách xã hội -
Tiền gửi lập đỉnh sau 6 tháng tăng liên tiếp, lãi suất huy động phân hóa mạnh -
FE CREDIT “giải nhiệt” mùa hè với ưu đãi “khủng”, quà tặng “siêu to” hơn 700 triệu đồng
-
1 Có thể phải điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án sân bay Long Thành -
2 Vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Những con số mặn đắng nước mắt -
3 Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt -
4 Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024