
-
Khởi động dự án phát triển nhà máy thông minh tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc
-
Midea tổ chức Hội thảo HVAC về Hệ thống điều hòa trung tâm VRF
-
Nguy cơ chậm đà phục hồi, các doanh nghiệp hàng không Việt Nam cần thêm cú hích mới
-
Hitachi Vantara Việt Nam quyết tâm khẳng định vị thế dẫn đầu chuyển đổi số
-
Tổng giám đốc BEST Inc Vietnam: Thương mại điện tử còn nhiều cơ hội cho nhiều “người chơi” -
Vietnam Airlines và Gia Lai ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2022 - 2026
![]() |
Doanh thu thuần quý IV niên độ kế toán 2018 - 2019 (kết thúc ngày 30/6/2019) của TTC Sugar khép lại với mức tăng trưởng khá, đạt 2.856 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so với cùng kỳ năm trước.. |
Lợi nhuận “rơi tự do”
Doanh thu thuần quý IV niên độ kế toán 2018 - 2019 (kết thúc ngày 30/6/2019) của TTC Sugar khép lại với mức tăng trưởng khá, đạt 2.856 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này không thể đỡ được đà rơi của lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế quý IV của doanh nghiệp này chỉ đạt 31,6 tỷ đồng, giảm tới 78,6% so với cùng kỳ. Do sụt giảm mạnh lợi nhuận quý IV, nên lợi nhuận lũy kế cả năm tài chính của doanh nghiệp này đã giảm tới 40,4% so với năm trước, đạt giá trị 324,8 tỷ đồng.
Nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý IV niên độ kế toán 2018 - 2019 của TTC Sugar, có thể thấy, nguyên nhân chính khiến lợi nhuận quý này sụt giảm mạnh là sự tăng vọt của giá vốn hàng bán, với giá trị khoản mục này trong quý IV lên tới 2.659 tỷ đồng, tăng tới 54% so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến lợi nhuận gộp trong quý IV năm tài chính 2018 - 2019 sụt giảm tới 163 tỷ đồng so với cùng kỳ (giảm 45%), với giá trị đạt được chỉ là 197 tỷ đồng.
Trong phần giải trình về những biến động lợi nhuận quý IV, ông Trần Quốc Thảo, Phó tổng giám đốc tài chính Công ty cho biết, giá đường thế giới giảm mạnh và lượng đường nhập lậu qua biên giới tăng đã làm giá đường trong nước liên tục sụt giảm. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm giảm lợi nhuận sau thuế của TTC Sugar.
Báo cáo tài chính của TTC Sugar cũng cho thấy, hàng tồn kho tại thời điểm ngày 30/6/2019 chỉ còn 2.828 tỷ đồng, giảm 28,8% so với 1 năm trước. Trong đó, hàng tồn kho là nguyên vật liệu giảm mạnh nhất, chỉ còn 442 tỷ đồng so với 1.094 tỷ đồng (giảm 59,6%).
Ngoài vấn đề liên quan đến biến động giá nguyên vật liệu, lợi nhuận quý IV sụt giảm còn do chi phí bán hàng tăng, với mức tăng 41,8 tỷ đồng trong quý IV và tăng 83,5 tỷ đồng trong cả niên độ. Việc tăng chi phí bán hàng xuất phát từ chủ trương mở rộng hệ thống của Công ty nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ.
Hy vọng từ nhân tố mới
Năm tài chính 2018 - 2019 đã khép lại ngày 30/6/2019 và những khó khăn có kéo dài sang giai đoạn mới hay không còn phụ thuộc vào biến động thị trường nguyên liệu thời gian tới. Tuy nhiên, việc hàng tồn kho giảm mạnh so với năm trước đó cho thấy, doanh nghiệp đã ít nhiều xả bớt một phần nguyên liệu từng “ôm” vào thời điểm giá cao thời gian trước. Ngoài ra, một trong những niềm hy vọng mới của doanh nghiệp này là việc bắt tay với nhà đầu tư chiến lược.
DEG, một trong những tổ chức tài chính phát triển có tên tuổi của châu Âu do Chính phủ Đức sở hữu, đã cam kết đầu tư chiến lược vào TTC Sugar 28 triệu USD trong quý III/2019. Khoản đầu tư này dự kiến giải ngân trong tháng 9/2019 và vốn điều lệ của Công ty sẽ đạt hơn 6.084 tỷ đồng, tăng 3,7%.
Số tiền trên tương đương 649 tỷ đồng, dưới dạng cổ phiếu ưu đãi cổ tức có quyền chuyển đổi, với giá 30.000 đồng/cổ phiếu, cao gần gấp đôi so với giá thị trường của cổ phiếu SBT.
Cổ phiếu ưu đãi sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu 1 năm. Thời gian ưu đãi cổ tức của cổ phiếu ưu đãi sẽ được kéo dài 6,5 năm, với mức cổ tức cố định là 5,5%/năm trong 1,5 năm đầu tiên, các năm tiếp theo sẽ theo thỏa thuận giữa Công ty và DEG. Số lượng cổ phiếu ưu đãi này tuy không có quyền biểu quyết, nhưng có thể được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo thỏa thuận giữa hai bên. Giá chuyển đổi sẽ do Công ty và DEG quyết định tại thời điểm chuyển đổi và không vượt quá 38.000 đồng/cổ phiếu.
Số tiền thu được từ bán cổ phần cho DEG dự kiến được sử dụng để đầu tư chiến lược vào mảng kinh doanh mía đường của TTC Attapeu. Đây là dự án tại Lào được TTC Sugar mua lại của Hoàng Anh Gia Lai. Với khoản đầu tư này, TTC Sugar thực hiện mục tiêu cơ giới hóa, mở rộng sản xuất đường hữu cơ (đường organic) tại TTC Attapeu.
TTC Attapeu có công suất ép mía 7.500 tấn mía ngày, sản xuất 700 tấn đường/ngày. Vùng nguyên liệu của TTC Attapeu có diện tích lên tới 7.000 ha tại tỉnh Attapeu (Lào).

-
Nhiệt điện Nghi Sơn đầu tư cho chào giá hiệu quả trên thị trường điện -
Hitachi Vantara Việt Nam quyết tâm khẳng định vị thế dẫn đầu chuyển đổi số -
Tổng giám đốc BEST Inc Vietnam: Thương mại điện tử còn nhiều cơ hội cho nhiều “người chơi” -
Vietnam Airlines và Gia Lai ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2022 - 2026 -
Quảng Ngãi: 27 doanh nghiệp khai thác vật liệu san lấp kê khai giá đất -
Xuất khẩu phân bón 4 tháng tăng kỷ lục, mang về gần 413 triệu USD -
Xu hướng đầy hứa hẹn trong thị trường giao nhận: Nhượng quyền bưu cục
-
Nền kinh tế Cộng đồng Sáng tạo: Muốn đi xa thì đi cùng nhau
-
Vietnamobile thông báo mời thầu
-
Cần cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển bền vững ngành dầu khí Việt Nam
-
Meey Map hỗ trợ giải bài toán nhiễu thông tin theo quy hoạch
-
Thiết kế năng lượng các công trình xây dựng để tiến gần tới Net Zero năm 2050
-
Doanh nghiệp ngành logistics hợp tác phát triển mô hình One-Stop Shop