-
Chờ cú huých trên thị trường IPO -
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 30/6/2025 -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai"
Việc chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp và thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận, DATC thực hiện thoái vốn trong thời hạn 5 năm kể từ ngày thức trở thành cổ đông tại doanh nghiệp |
Theo quy chế được ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC, về nguyên tắc chung, DATC được xác lập quyền sở hữu, quyền quản lý và sử dụng đối với nợ và tài sản đã mua, tiếp nhận; thực hiện quản lý, sử dụng và hạch toán theo dõi các khoản nợ và tài sản theo quy định tại quy chế này và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
Mỗi khoản nợ mua của Công ty (theo thỏa thuận hoặc chỉ định) được xác định là một loại hàng hóa, Công ty có trách nhiệm tổ chức hạch toán, theo dõi từng khoản nợ mua.
Đối với các khoản nợ và tài sản tiếp nhận từ các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu hoặc tiếp nhận theo chỉ định của cấp có thẩm quyền, sau khi tiếp nhận, Công ty quản lý, theo dõi ngoài báo cáo tình hình tài chính và xử lý theo quy định của pháp luật và quy chế này.
Việc chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu được thực hiện theo phương án đã thỏa thuận (bằng văn bản) với cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án tái cơ cấu doanh nghiệp, phù hợp quy định của pháp luật về sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp khác, việc chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận với chủ sở hữu doanh nghiệp.
Việc sử dụng các khoản nợ và tài sản để góp vốn theo nguyên tắc có hiệu quả trên cơ sở phương án mua, xử lý nợ và tài sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Các tài sản (không bao gồm nợ) trước khi góp vốn phải được xác định lại giá trị bởi các tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
DATC thực hiện thoái vốn trong thời hạn 5 năm kể từ ngày DATC chính thức trở thành cổ đông tại các doanh nghiệp có vốn góp chi phối thông qua tái cơ cấu. Trường hợp quá thời hạn 5 năm mà DATC chưa thực hiện thoái vốn, DATC báo cáo nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý để Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến bằng văn bản.
Về nguyên tắc sử dụng vốn, Công ty được quyền chủ động sử dụng vốn của mình để phục vụ hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và phù hợp với quy định của pháp luật. Trong đó, ưu tiên tập trung nguồn lực của DATC để hỗ trợ tái cơ cấu, sắp xếp chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thông qua hoạt động tiếp nhận, mua, xử lý nợ và tài sản.
Sử dụng vốn để đầu tư ra ngoài Công ty, mua nợ, tài sản cho mục đích kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật và quy chế này. Tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động mua, bán, xử lý nợ và tài sản theo cơ chế thị trường. Sử dụng vốn để thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ định của cấp có thẩm quyền phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty. Sử dụng nguồn vốn hoạt động của mình để sửa chữa, nâng cấp tài sản nhằm mục đích gia tăng giá trị và tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản để thu hồi vốn. Hoạt động đầu tư cải tạo, nâng cấp tài sản thuộc về đầu tư xây dựng cơ bản phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
DATC có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Công ty theo quy định. Việc bảo toàn vốn của Công ty được thực hiện bằng các biện pháp: Thực hiện quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo đúng quy định của pháp luật; mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan… Định kỳ hằng năm DATC phải đánh giá mức độ bảo toàn vốn của Công ty.
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Dòng tiền "nghỉ tết", VN-Index giảm hơn 5 điểm trong phiên cuối cùng của năm 2024 -
Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Kỳ vọng nâng hạng thị trường có thể đẩy VN-Index năm 2025 lên trên 1.600 điểm -
Dấu ấn ngành tài chính 2024: Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ đồng, đột phá chuyển đổi số -
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng: Hệ số nợ phải trả của doanh nghiệp không quá 4 lần
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM