-
TLG Việt Nam khánh thành Nhà máy Quang Lân tại Thái Bình -
Các start-up công nghệ đang dần mất đi lợi thế -
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương
Cienco1 thi công cầu Đông Trù (Hà Nội). |
Hy hữu
“Tôi biết có việc này, nhưng ban điều hành không nắm được thông tin chi tiết về tiến trình chuyển giao khoản nợ phải thu khó đòi về Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam - DATC. Anh nên hỏi Chủ tịch HĐQT Tổng công ty thì rõ hơn”, ông Đào Việt Tiến, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - CTCP (Cienco1) trao đổi với phóng viên báo Đầu tư vào đầu tuần này.
Chưa rõ sự phân công công việc trong công tác quản trị, điều hành tại Cienco1 được thực hiện như thế nào nhưng trong suốt thời gian qua, phóng viên báo Đầu tư đã nhiều lần điện thoại trao đổi với ông Đinh Ngọc Vượng, Chủ tịch HĐQT Cienco1 về nội dung nói trên nhưng đều không thể kết nối được. Kênh thông tin liên lạc chính thức với các cổ đông của Cienco1 qua website www.cienco1.com cũng đã bị lỗi 404 từ giữa năm 2020.
Cần phải nói thêm rằng, ông Vượng đang là người đại diện cho nhóm đông cổ đông lớn chiếm gần 90% vốn điều lệ Cienco1 gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh (nắm 28,576% vốn), Công ty cổ phần An Hiền (chiếm 24,59%), Công ty cổ phần Đầu tư Cái Mép (nắm 16,81%). Nhóm cổ đông này đang bị Bộ Công an điều tra về các sai phạm có liên quan cựu thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ.
Trước đó, vào tháng 7/2021, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có Quyết định số 1260/QĐ-BGTVT về việc bàn giao nợ phải thu khó đòi đã được xử lý từ nguồn trích lập dự phòng trước cổ phần hóa tại Cienco1.
Quyết định số 1260 nêu rõ, khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý từ nguồn trích lập dự phòng trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không đưa vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa Công ty mẹ - Cienco1 (tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán) để thực hiện bàn giao cho DATC là 184,99 tỷ đồng.
Bộ GTVT yêu cầu Cienco1 tiến hành phân loại, bàn giao đầy đủ danh mục, hồ sơ, tài liệu, giá trị đã thu hồi của các khoản nợ phải thu khó đòi cho DATC theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, tình chính xác của hồ sơ, tài liệu được bàn giao.
“Việc bàn giao này được thực hiện theo đề nghị của Cienco1 để khắc phục thiếu sót, tồn tại trong quá trình cổ phần hóa Cienco1 để đảm bảo lợi ích của Nhà nước”, Quyết định số 1260 do ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT ký nêu rõ.
Được biết, thiếu sót hy hữu kéo dài 7 năm liên quan đến quá trình cổ phần hóa Cienco1 chỉ được Bộ GTVT ghi nhận vào tháng 12/2020 sau khi Chủ tịch HĐQT Cienco1 là ông Đinh Ngọc Vượng phát văn bản đề nghị được bàn giao công nợ đã được xử lý bằng nguồn dự phòng trước cổ phần hóa tại Tổng công ty cho DATC.
Tại văn bản số 239/CV gửi Bộ GTVT vào cuối tháng 4/2021, Chủ tịch HĐQT Cienco1 cho biết, khoản tiền 184,99 tỷ đồng là nằm trong khoản nợ khó đòi lên tới 306 tỷ đồng mà Công ty Mẹ - Cienco1 cho 50 đơn vị thành viên, đơn vị liên kết vay để thực hiện các dự án hạ tầng giao thông phát sinh trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2012. Các khoản nợ này đã được Hội đồng thành viên (HĐTV) Cienco1 giai đoạn trước cổ phần hóa xác định là khó đòi và đã thực hiện việc trích lập dự phòng.
Trong tổng số tiền khoản nợ phải thu của 50 công ty tại thời điểm 31/12/2012 là 306 tỷ đồng, sau khi đã xử lý 184,99 tỷ đồng từ nguồn trích dự phòng, còn lại 121 tỷ đồng (tương ứng 35%) được hoàn nhập ghi giảm chi phí quản lý và thể hiện trong sổ sách của Cienco1; đồng thời được ghi nhận vào giá trị doanh nghiệp khi Tổng công ty tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa tại thời điểm 30/6/2013.
Sau khi cổ phần hóa, Cienco1 (Công ty Nhà nước) đã bàn giao khoản nợ khó đòi đã trích lập dự phòng 184,99 tỷ đồng cho Cienco1 (công ty cổ phần) để tiếp tục theo dõi và thu hồi nợ. Đến tháng 4/2021, Cienco1 đã thu hồi được 41 tỷ đồng và đang được hạch toán tại tài khoản 331 (phải trả khách hàng), chưa thực hiện cấn trừ với các khoản nợ khó đòi đã xử lý trách lập dự phòng.
Đây là sai sót lớn bởi theo quy định các khoản công nợ trị giá 184,99 tỷ đồng đã xử lý bằng nguồn dự phòng được không tính vào giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - Cienco1 khi cổ phần hóa là tài sản Nhà nước. Cienco1 lẽ ra phải bàn giao cho DATC khoản công nợ nói trên ngay khi chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào năm 2014 để DATC tiến hành thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Tuy nhiên, kể từ khi hoàn tất công tác cổ phần hóa đến thời điểm Bộ GTVT ban hành Quyết định số 1260 kéo dài đúng 8 năm, hơn 184,99 tỷ đồng tài sản thuộc sở hữu Nhà nước vẫn đang được tạm “treo gác” tại Cienco1 – doanh nghiệp không còn bất kỳ đồng vốn Nhà nước nào từ cuối năm 2015.
Chỉ tiêu |
Năm 2010 |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Doanh thu |
8.920 |
5.980 |
5.822 |
5.789 |
3.432 |
1.976 |
1.337 |
544 |
327 |
Lợi nhuận trước thuế |
247 |
46 |
101 |
89 |
50 |
11 |
3 |
13 |
17 |
Đơn vị: Tỷ đồng
Lỗi của tư vấn cổ phần hóa?
Tại văn bản số 239, ông Đinh Ngọc Vượng khẳng định, việc thiếu nội dung bàn giao cho DATC các khoản nợ khó đòi được xử lý bằng nguồn dự phòng trước cổ phần hóa tại Cienco1 là do lỗi của Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn A&C – đơn vị tư vấn, hướng dẫn tất cả các thủ tục tiến hành cổ phần hóa. Bản thân Cienco1 cũng có lỗi chưa nắm vững quy định để báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ - Cienco1 khoản công nợ 184,99 tỷ đồng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ tịch HĐQT Cienco1 đương nhiệm khẳng định, nội dung này đã được Cienco1 báo cáo làm căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp vào năm 2013 và được thể hiện trong các hồ sơ tài liệu kèm theo biên bản định giá để gửi đến các cơ quan tư vấn định giá, các thành viên tổ thẩm định mà thành phần bao gồm các bộ, ngành liên quan.
“Cienco1 mong sớm được bàn giao cho DATC để đơn vị này sớm thu hồi công nợ về cho Nhà nước và cũng là cơ sở để Tổng công ty nộp lại số tiền trị giá 41 tỷ đồng đã thu được”, Chủ tịch HĐQT Cienco1 nhấn mạnh.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, ngoài 41 tỷ đồng công nợ đã được thu hồi, phần lớn công nợ trong số 184,99 tỷ đồng dự kiến bàn giao cho DATC thực sự là “khúc xương” khó nhằn. DATC cho biết, trong thời gian vừa qua, đơn vị này đã có một số buổi làm việc với Cienco1 để tiếp cận hồ sơ.
Thông qua các buổi làm việc và tiếp cận hồ sơ, DATC nhận thấy, kể từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của Cienco1 (năm 2013) đến nay đã gần 8 năm, do đó nhiều khoản nợ đã có thay đổi và biến động về chủ thể khách nợ cũng như giá trị khoản nợ. Trong đó, một số khoản nợ mà chủ thể khách nợ đã giải thể, phá sản hoặc thay đổi tư cách pháp nhân sau cổ phần hóa, thay đổi chủ sở hữu, người quản lý, điều hành doanh nghiệp. Một số doanh ngiệp trước đây thuộc Cienco1 nhưng đến nay Cienco1 đã thoái một phần hoặc toàn bộ vốn tại doanh nghiệp.
Điều đáng nói là, việc chậm chuyển giao khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý từ nguồn trích lập dự phòng trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không phải là sai sót duy nhất liên quan đến công tác cổ phần hóa Công ty mẹ - Cienco1.
Vào đầu tháng 8/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra – C03 (Bộ Công an) đã quyết định khởi tố bị can, thực hiện các lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Dũng, nguyên chủ tịch HĐTV; Cấn Hồng Lai, nguyên Tổng giám đốc và Lê Văn Long, nguyên Kế toán trưởng Cienco1 để điều tra về tội danh "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí", quy định tại điều 219 bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Bước đầu, C03 xác định, trong quá trình cổ phần hóa Công ty mẹ - Cienco1, 3 cá nhân nói trên đã có hành vi bỏ ngoài giá trị doanh nghiệp một số tài sản trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Cần phải nói thêm rằng, sau 7 năm cổ phần hóa, chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, Cienco1 – cánh chim đầu đàn của ngành GTVT hiện chỉ là cái bóng rất mờ so với chính mình.
Theo Báo cáo tài chính năm 2020 hợp nhất của Cienco1, doanh thu hợp nhất gồm công ty mẹ, 7 đơn vị phụ thuộc, 1 công ty con, 10 công ty liên kết chỉ đạt vỏn vẹn 327 tỷ đồng, lợi nhuận 17 tỷ đồng. Trong khi tại thời điểm chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (năm 2014) khi đã bước qua giai đoạn hoàng kim, doanh thu hợp nhất của Cienco1 vẫn đạt gần 6.000 tỷ đồng. Sự sa sút của Cienco1 là rất lớn nếu so với mặt bằng chung của các tổng công ty xây dựng giao thông.
Ngoài nguyên nhân thị trường khó khăn, ít việc; trình độ quản trị doanh nghiệp yếu kém thì sự thao túng của nhóm cổ đông liên quan đến ông Đinh Ngọc Hệ đã đã biến Cienco1 trở “người khổng lồ chân đất sét”.
“Thật vô phúc cho Cienco1 là chúng tôi đang có những nhóm cổ đông lớn nhưng không có tâm xây dựng. Họ chỉ nhằm vào mục đích khai thác, rút ruột để vay nợ, cầm cố tài sản vì lợi ích nhóm nên đã và đang đẩy hàng ngàn lao động tại Cienco1 vào thế bần cùng”, ông Cù Văn Phiên – nguyên Phó Tổng giám đốc Cienco1, Trưởng ban Liên lạc Hưu trí Cienco1 chua chát nhận xét.
Cienco 1 là tổng công ty 90 xây lắp đầu tiên thuộc Bộ GTVT hoàn tất quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động Công ty mẹ - Tổng công ty để trở thành doanh nghiệp cổ phần.
Vào tháng 4/2014, Cienco1 – CTCP có số vốn điều lệ 700 tỷ đồng, trong đó cổ đông Nhà nước nắm giữ 35% (24,5 triệu cổ phần); cổ đông chiến lược nắm giữ 31% (21,7 triệu cổ phần); cán bộ công nhân viên trong tổng công ty nắm giữ 10,88% (7,6165 triệu cổ phần); cổ đông ngoài nắm giữ 23,12% (6,1835 triệu cổ phần).
3 nhà đầu tư chiến lược là: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh (10%), Công ty CP Kỹ thuật Nền móng và Công trình ngầm FECON (10%), Công ty HASSYU Nhật Bản (11%).
Vào tháng 12/2014, Bộ GTVT có công văn số 15169/BGTVT-QLDN phê duyệt phương án thoái toàn bộ phần vốn Nhà nước tại Cienco1 theo phương thức bán thỏa thuận theo lô, giá khởi điểm 10.023 đồng/cổ phần. Qua các lần thoái vốn tại Cienco1, Nhà nước chỉ thu về khoảng 700 tỷ đồng.
Sau quá trình mua bán cổ phần kéo dài hơn ba năm, cơ cấu cổ đông của Cienco1 đến đầu năm 2018 là CTCP Tập đoàn Yên Khánh (đổi tên từ Công ty TNHH SX TM DV Yên Khánh, nắm 28,6%), CTCP Thương mại Nước giải khát Khánh An (19,2%), CTCP Đầu tư Cái Mép (16,9%) và CTCP An Hiền (24,6%); và các cổ đông nhỏ khác.
Một số cổ đông nhỏ tại Cienco1 cho rằng, sau khi hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, kết quả sản xuất, kinh doanh của Cienco1 giảm sút, phần do các cổ đông lớn không đầu tư, hỗ trợ Tổng công ty như cam kết do năng lực tài chính có hạn, nặng về “mánh mung”, “rút ruột” đơn vị.
-
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam -
ThaiBinh Seed ghi dấu ấn với Giải Vàng Chất lượng quốc gia
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up