
-
Bộ Y tế yêu cầu gấp rút hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trong tháng 9/2025
-
Cảnh báo sự nguy hiểm của viêm màng não mô cầu
-
Hà Nội công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm về an toàn thực phẩm
-
Cảnh giác với thực phẩm chức năng chứa chất cấm
-
Khách quốc tế đến Việt Nam và mang theo thuốc lá mới sẽ bị xử trí ra sao? -
Tin mới y tế ngày 4/4: Theo dõi chặt chẽ các ca bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
Theo Sở Y tế TP.HCM, vắc-xin ngừa sốt xuất huyết (do Takeda sản xuất, vắc-xin Qdenga) được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ ngày 15/5. Đây là vắc-xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được lưu hành tại Việt Nam.
Dự kiến, đến tháng 9/2024 vắc-xin ngừa sốt xuất huyết này sẽ có mặt tại một số trung tâm tiêm chủng trong nước.
![]() |
Vắc-xin này được xem là “vũ khí” giúp tăng hiệu quả phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết. |
Đến nay, vắc-xin do Takeda sản xuất đã được phê duyệt ở hơn 30 quốc gia, bao gồm EU, Anh, Brazil, Argentina, Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Vắc xin cũng đã được phê duyệt và sử dụng cho chương trình tiêm chủng quốc gia tại Brazil và Argentina.
Theo thông tin của nhà sản xuất, vắc-xin Qdenga (vắc-xin ngừa bệnh sốt xuất huyết Dengue) có thể bảo vệ chống lại cả bốn type huyết thanh của vi rút dengue là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.
Vc-xin này được chỉ định để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở những người từ 4 tuổi trở lên. Đặc biệt ở những khu vực có bệnh sốt xuất huyết lưu hành mà không cần xét nghiệm để xác định tình trạng nhiễm hay không nhiễm với siêu vi Dengue trước đó.
Theo Sở Y tế TP.HCM, lịch tiêm gồm 2 liều, cách nhau 3 tháng. Hiệu lực lâm sàng của Qdenga đã được đánh giá qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng pha 3, mù đôi, ngẫu nhiên đối chứng với giả dược được thực hiện tại nhiều quốc gia là trên 80% và thời gian bảo vệ lên đến 4,5 năm sau liều thứ 2.
Tuy nhiên, liều nhắc lại để tăng cường miễn dịch chưa được khuyến cáo. Sau khi tiêm, một số người có thể gặp phải các tác dụng phụ nhẹ như đau, sưng tại chỗ tiêm và sốt nhẹ.
Như vậy, từ nay để phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue, bên cạnh các biện pháp phòng ngừa bằng kiểm soát véc tơ truyền bệnh là diệt muỗi, liệt lăng quăng, bọ gậy… người dân có thêm “vũ khí mới” là vắc-xin Qdenga.
Tuy nhiên, để kéo giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue, cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các biện pháp đang thực hiện như nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị và chăm sóc ở tất cả các tuyến y tế và kiểm soát véc tơ truyền bệnh như diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy…
Quá trình phát triển vắc-xin Qdenga bắt đầu từ năm 2010 và đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trước khi được phê duyệt. Vắc-in Qdenga đã được Cơ quan Quản lý dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ (FDA) xem xét ưu tiên và được Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đánh giá.

-
Hà Nội công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm về an toàn thực phẩm -
Cảnh giác với thực phẩm chức năng chứa chất cấm -
Khách quốc tế đến Việt Nam và mang theo thuốc lá mới sẽ bị xử trí ra sao? -
“Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe tiết kiệm mà hiệu quả nhất dành cho gia đình 6 người -
Tin mới y tế ngày 4/4: Theo dõi chặt chẽ các ca bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga -
Bộ trưởng Y tế: Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển -
Tin mới y tế ngày 3/4: Bạo hành nhân viên y tế là hành vi đáng bị lên án
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort