-
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
Ảnh minh họa |
Xây dựng Đề án
Bộ Công thương đã xây dựng Đề án Nâng mức dự trữ xăng dầu quốc gia để trình Chính phủ, nhằm đảm bảo nguồn cung trong các tình huống. Bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công thương) cho hay, Bộ Công thương đang lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo chi tiết hơn về việc nâng mức dự trữ.
Tại Việt Nam, cơ cấu dự trữ xăng dầu đến từ 3 nguồn: dự trữ trong sản xuất, dự trữ thương mại và dự trữ quốc gia. Trong đó, dự trữ sản xuất đến từ 2 nhà máy lọc dầu (Nghi Sơn, Bình Sơn). Dự trữ thương mại nằm ở các thương nhân kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp đầu mối, thương nhân, phân phối.
Theo tính toán, tổng nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước cả năm 2022 khoảng 20,6 triệu m3, bình quân gần 5,2 triệu m3/quý.
Tuy nhiên, thị trường xăng dầu trong nước 5 tháng đầu năm 2022 có nhiều biến động. Nguồn cung trong nước chịu ảnh hưởng từ việc Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (đơn vị chiếm 35 - 40% tổng cung) giảm mạnh công suất, không cung ứng đủ sản lượng xăng dầu cho thị trường như đã cam kết và ký hợp đồng với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Nguồn nhập khẩu gặp khó khăn do giá tăng mạnh, cạnh tranh lớn, khi nguồn cung cấp bị gián đoạn do xung đột Nga - Ukraine.
Nguồn cung thiếu, nhưng lượng dự trữ xăng dầu trong nước lại rất mỏng, hiện chỉ đủ khoảng 5 - 7 ngày tiêu thụ và chỉ được sử dụng trong tình huống khẩn cấp.
Bởi vậy, gia tăng mức dự trữ xăng dầu quốc gia là đòi hỏi cấp thiết nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, nếu không có các giải pháp căn cơ, tăng dự trữ quốc gia, thì trong tương lai, việc đảm bảo cung ứng xăng dầu rất khó khăn.
Bộ Công thương dự tính trình Chính phủ nâng mức dự trữ lên khoảng 1 tháng từ nay đến năm 2025. “Nguồn lực nhà nước có hạn, nên việc nâng dự trữ xăng dầu quốc gia sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2025. Giải pháp trước mắt chưa đủ kho, thì thuê thêm kho của các doanh nghiệp và lộ trình tiếp theo sẽ xây dựng kho dự trữ riêng của Nhà nước”, Bộ Công thương tính toán.
Trước đó, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 3/2022, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công thương sẽ tiếp tục tham mưu để nâng lượng dự trữ xăng dầu quốc gia, bởi mức dự trữ hiện không lớn, cần tăng thêm ít nhất hàng chục lần để đảm bảo an ninh năng lượng.
Một số nước như Australia, Mỹ, Nhật Bản... đều dự trữ xăng dầu quốc gia ở mức 90 ngày. Việt Nam cũng đã rất cân nhắc về vấn đề này, nhưng phải cân đối tài chính và nâng dự trữ xăng dầu quốc gia theo từng bước.
Nguồn cung năm 2022 được đảm bảo
Trước tình hình nguồn cung xăng dầu trong nước bị thiếu hụt, từ đầu năm đến nay, Bộ Công thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng cường lượng nhập khẩu, đồng thời phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý II/2022 cho 10 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nhằm bổ sung nguồn thiếu hụt từ Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn.
Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã đẩy mạnh nhập khẩu, nỗ lực duy trì nguồn cung, nên cơ bản nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước quý I và từ đầu quý II/2022 đến nay được đảm bảo. Dự kiến, nguồn cung xăng dầu trong quý II khoảng 7,2 triệu m3 (gồm sản xuất trong nước 3,2 triệu m3, nhập khẩu khoảng 2,5 triệu m3, tồn kho từ quý I khoảng 1,5 triệu m3).
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết: “6 tháng đầu năm 2022, chúng ta đã đảm bảo đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của người dân, mặc dù sản xuất trong nước, đặc biệt là ở Nghi Sơn gặp khó khăn và việc nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài cũng không dễ”.
Được biết, Bộ Công thương đang yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm việc với Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn để có cam kết rõ ràng về khả năng cung cấp xăng dầu cho thị trường trong nước trong quý III và cả năm 2022, báo cáo Bộ Công thương để có kịch bản điều hành và chỉ đạo nhập khẩu nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
-
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt tăng thêm 34 tỷ USD -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa -
Chiến lược của Phúc Long, Phê La làm trỗi dậy chuỗi trà đặc sản -
Hà Nội đề ra loạt giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hợp tác xã -
Thêm 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao OCOP cấp Quốc gia -
Cá tra Đồng Tháp tự tin “Vươn ra biển lớn”
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"