
-
Tập trung chế biến sâu, nâng cao chuỗi giá trị cho vải thiều
-
Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng ngành sản xuất rau xanh
-
Australia chính thức "bật đèn xanh" cho bưởi Việt Nam
-
160 doanh nghiệp sẽ kết nối và giới thiệu sản phẩm tại Trung tâm SATRA Võ Văn Kiệt
-
Xuất khẩu dệt may lãi lớn ở quý đầu năm -
Giá bán lẻ điện sinh hoạt tăng 4,8% từ ngày 10/5/2025
![]() |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu sang EU. |
Xuất khẩu hàng Việt sang thị trường 27 nước EU tiếp tục ghi đậm dấu ấn tăng trưởng trong 4 tháng đầu năm 2025.
Theo số liệu của Cục Thống kê, xuất khẩu sang khu vực thị trường này 4 tháng qua tăng gần 13% so với cùng kỳ, đạt 18,5 tỷ USD, là một trong những thị trường xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao của nước ta.


Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào thực thi từ 8/2020 đã thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu.
Nếu năm 2014, xuất khẩu sang EU mới đạt 27,9 tỷ USD, thì năm 2024, con số này tăng lên 51,66 tỷ USD. Nhập khẩu từ EU cũng có xu hướng tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn. Cán cân thương mại giai đoạn 2014 - 2024 duy trì trạng thái thặng dư.
Còn số liệu từ Hải quan Việt Nam, sau 4 năm EVFTA có hiệu lực, tổng kim ngạch xuất khẩu 4 năm ước tính đạt khoảng 200 tỷ USD, tăng trưởng từ 12-15%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong số các nước ASEAN.
Xuất khẩu tăng mạnh, đặc biệt ở các ngành như điện tử, dệt may, da giày, thủy sản và nông sản chế biến. Tỷ trọng xuất khẩu sang EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng dần, đạt 13,19% vào năm 2024.
Trong số các FTA quan trọng, EVFTA mang lại lợi thế lớn nhất khi Việt Nam duy trì xuất siêu bền vững với EU. Điều này thể hiện rõ qua mức xuất khẩu tăng ổn định từ 24,3 tỷ USD năm 2014 lên 51,8 tỷ USD vào năm 2024, trong khi nhập khẩu chỉ tăng từ 8,2 tỷ USD lên 16,6 tỷ USD.
Nhờ xuất khẩu tăng liên lục, đưa mức thặng dư thương mại của nước ta với EU ngày càng lớn. Nếu 20214, mức thặng dư thương mại dừng ở 16,1 tỷ USD, năm 2024 đã lên tới 35,2 tỷ USD và 4 tháng đầu năm nay tiếp tục xuất siêu 13,4 tỷ USD.
Đây là minh chứng cho việc EVFTA đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng có lợi thế.
Theo Bộ Công thương, thực thi EVFTA không chỉ giúp tăng cường xuất khẩu, mà còn thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI), thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.
EVFTA đã giúp nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy sản và nông sản tiếp cận thị trường châu Âu với thuế suất ưu đãi. Riêng năm 2024, xuất khẩu nông sản sang EU đạt gần 7 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước.
Với lợi thế FTA song phương, xuất khẩu sang EU thời gian tới vẫn có những thuận lợi đáng kể cho các ngành hàng chủ lực của nước ta.

-
EU mua 18,5 tỷ USD hàng Việt trong 4 tháng đầu năm 2025 -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau 4 tháng năm 2025 -
Xuất khẩu dệt may lãi lớn ở quý đầu năm -
Thu thuế xuất nhập khẩu của Hải quan khu vực VI tăng 53% so với cùng kỳ -
Giá bán lẻ điện sinh hoạt tăng 4,8% từ ngày 10/5/2025 -
Giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 10/5/2025 là 2.204 đồng/kWh -
Xuất khẩu nông sản Việt Nam đón nhận nhiều tín hiệu tích cực
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM