-
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị tuyên án 7 năm tù -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị đề nghị 7- 8 năm tù -
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khai gì trong vụ án thứ hai? -
Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục xin giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới -
Mở lại phiên tòa xét xử loạt cựu lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa -
Đề nghị thanh tra việc sử dụng đất tại dự án Sân gôn Indochina Hội An
Bị cáo Trần Văn Tâm, nguyên Tổng giám đốc Công ty lương thực Trà Vinh. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN) |
Sáng 29/9, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Tham ô tài sản," "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng," "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Lương thực Trà Vinh và Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) đã kết thúc với phần tuyên án đối với 16 bị cáo.
Theo Hội đồng xét xử, các chứng cứ và kết quả xét xử công khai tại tòa đã đủ căn cứ xác định hành vi phạm tội của các bị cáo như cáo trạng truy tố.
Cụ thể, từ ngày 26/12/2013 đến ngày 30/3/2015, Trần Văn Tâm lợi dụng chức vụ quyền hạn là Giám đốc Công ty Lương thực Trà Vinh, đã cùng với Nguyễn Tấn Vinh, Phan Văn Hiệp, Nguyễn Nhất Thống, Cao Minh Chiểu, Cao Tấn Được thực hiện hành vi tham ô số tiền hơn 5,15 tỷ đồng của Vinafood 2 để hợp thức khoản tiền mua, bán hai căn nhà số 36 Võ Thị Sáu và số 68 Bạch Đằng (thành phố Trà Vinh) của Tổng Công ty, chuyển thành tài sản cá nhân của Trần Văn Tâm.
Ngoài ra, các bị cáo còn lập khống chứng từ chi mua gạo từ các hộ dân để thực hiện xử lý công nợ và xử lý số tiền bị hụt quỹ tại Xí nghiệp chế biến lương thực Cầu Kè và Phân xưởng chế biến lương thực Tân An Luông để lấy số tiền 3,24 tỷ đồng nộp tiền thanh toán mua hai căn nhà nói trên, thay cho Võ Văn Sen và Châu Thị Thúy Hằng.
Từ đó, Hội đồng xét xử có đủ cơ sở kết luận các bị cáo đã phạm tội tham ô tài sản. Bị cáo Trần Văn Tâm có vai trò chủ mưu; các bị cáo Nguyễn Tấn Vinh, Phan Văn Hiệp, Cao Minh Chiểu, Nguyễn Nhất Thống, Cao Tấn Được có vai trò giúp sức tích cực.
Bên cạnh đó, từ năm 2012 đến tháng 10/2017, Trần Văn Tâm và đồng phạm đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại hơn 127 tỷ đồng.
Trong đó, Trần Văn Tâm cùng các đồng phạm Nguyễn Tấn Vinh, Phan Văn Hiệp, Cao Minh Chiểu, Nguyễn Nhất Thống, Cao Tấn Được, Lê Hoàng Minh, Lê Châu Giang, Nguyễn Vĩ Long, Võ Văn Sen, Hồ Phú Lộc, Nguyễn Thị Liễu lập khống hồ sơ chứng từ, nâng khống hàng tồn kho, nâng khống công nợ. Công ty Lương thực Trà Vinh đã sử dụng tiền thật để chuyển thanh toán cho các hợp đồng khống (không có hàng nhưng vẫn thực hiện giao dịch chuyển tiền).
Số tiền Công ty Lương thực Trà Vinh thanh toán cho các hợp đồng khống được các cá nhân, tổ chức sử dụng qua các hình thức: giữ lại một phần để thanh toán chi phí hoạt động của Công ty cổ phần Đại Phúc (công ty sân sau của Tâm, do Võ Văn Sen làm giám đốc); chuyển thanh toán lại cho Công ty lương thực Trà Vinh để hợp thức các khoản nợ khống theo các hợp đồng mua khống hàng hóa với Công ty Lương thực Trà Vinh hoặc rút tiền mặt chuyển khoản qua các công ty trung gian để thanh toán các khoản nợ khống cho các xí nghiệp, phân xưởng thuộc Công ty Lương thực Trà Vinh.
Tất cả dòng tiền này nhằm che đậy phần vốn lưu động bị thiếu hụt do nâng khống hàng tồn kho, nâng khống công nợ, dẫn đến Công ty Lương thực Trà Vinh phải trả lãi vay ngân hàng, phí chuyển khoản cho số tiền sử dụng không đúng mục đích.
Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN) |
Về nhóm bị cáo nguyên là cán bộ Tổng Công ty Vinafood 2, Huỳnh Thế Năng (nguyên Tổng Giám đốc Vinafood 2) và 3 cấp dưới liên quan đã thiếu trách nhiệm, không thực hiện và thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao trong công tác kiểm tra, giám sát việc kiểm kê tài sản, lập báo cáo tài chính, kiểm tra, giám sát về tài chính, kế toán, tình hình huy động và sử dụng vốn tại Công ty Lương thực Trà Vinh, để Trần Văn Tâm và đồng phạm lợi dụng, thực hiện hành vi phạm tội gây thiệt hại cho Tổng Công ty.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cũng đánh giá hành vi phạm tội có phần hạn chế do các bị cáo Trần Văn Tâm và đồng phạm có hành vi phạm tội trong thời gian dài và có hệ thống, ngay cả các cơ quan chức năng chuyên môn khi kiểm tra cũng khó phát hiện.
Sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ về nhân thân, thành tích trong công tác, có thái độ ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, tự nguyện khắc phục một phần thiệt hại, Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo cụ thể như sau:
- Trần Văn Tâm (sinh năm 1975, nguyên Giám đốc Công ty Lương thực Trà Vinh) lĩnh án 30 năm tù
- Nguyễn Tấn Vinh (sinh năm 1979, nguyên Kế toán trưởng Công ty Lương thực Trà Vinh) 22 năm tù
- Phan Văn Hiệp (sinh năm 1963, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Chế biến lương thực Cầu Kè) 14 năm tù
- Nguyễn Nhất Thống (sinh năm 1974, nguyên Trưởng phân xưởng chế biến lương thực Tân An Luông) 12 năm tù
- Cao Minh Chiểu (sinh năm 1984, nguyên Kế toán Xí nghiệp chế biến lương thực Cầu Kè) 16 năm tù
- Cao Tấn Được (sinh năm 1982, nguyên Kế toán Phân xưởng chế biến lương thực Tân An Luông) 11 năm tù.
Các cị báo bị tuyên án về hai tội "Tham ô tài sản" và "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Nhóm 6 bị cáo nguyên lãnh đạo xí nghiệp trực thuộc Công ty lương thực Trà Vinh và các doanh nghiệp có vai trò đồng phạm với tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" bị tuyên phạt mức án cụ thể như sau:
- Lê Hoàng Minh 2 năm 9 tháng tù (tính đến thời điểm tuyên án đã chấp hành xong)
- Lê Châu Giang 3 năm tù, Võ Văn Sen 8 năm tù
- Nguyễn Vĩ Long 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo
- Nguyễn Thị Liễu 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo
- Hồ Phú Lộc 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo
4 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) cùng bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", thời gian thử thách là 5 năm kể từ khi tuyên án sơ thẩm.
Các bị cáo bao gồm Huỳnh Thế Năng (sinh năm 1959, nguyên Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc), Vũ Bá Vinh (sinh năm 1959, nguyên Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Trưởng ban Kiểm soát nội bộ), Huỳnh Văn Tranh (sinh năm 1961, nguyên Kiểm soát viên phụ trách chung) và Trịnh Ngọc Thuận (sinh năm 1976, nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán).
Về trách nhiệm dân sự, Hội đồng xét xử tuyên buộc Trần Văn Tâm phải nộp lại số tiền hơn 5,15 tỷ đã tham ô. Tòa cũng tuyên buộc nhóm 12 bị cáo nguyên lãnh đạo, cán bộ Công ty Lương thực Trà Vinh, các xí nghiệp trực thuộc Công ty lương thực Trà Vinh và các doanh nghiệp liên quan bồi thường số tiền thiệt hại hơn 127 tỷ đồng, trong đó bị cáo Trần Văn Tâm chịu trách nhiệm bồi thường 80% số tiền gây thiệt hại trong từng hành vi phạm tội.
Hội đồng xét xử tuyên tiếp tục kê biên hai căn nhà số 36 Võ Thị Sáu và 68 Bạch Đằng (thành phố Trà Vinh) để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bị cáo Tâm./.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN) |
-
TP.HCM: Cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khai gì trong vụ án thứ hai? -
Cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và 9 bị cáo hầu tòa -
Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục xin giảm nhẹ hình phạt cho cấp dưới -
Mở lại phiên tòa xét xử loạt cựu lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa -
Đề nghị thanh tra việc sử dụng đất tại dự án Sân gôn Indochina Hội An -
Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục bị đề nghị phạt 12-13 năm tù -
Vụ án tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Đấu thầu lấy lệ để trục lợi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/1 -
2 Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
3 Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
4 Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
5 Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ